▪ Chủ đề: "Hiệp thông Đa Minh: Thăng tiến Đời sống Huynh đệ Cộng đoàn"
▪ Châm ngôn: "Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung." (1Cr 12,7)

Chuyện thiếu thừa và thừa thiếu

Thế giới chúng ta đã trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, cả khủng hoảng thiếu và khủng hoảng thừa. Các hạn từ “khủng hoảng thiếu” hay “khủng hoảng thừa” xuất hiện trong kinh tế học để chỉ về sự thiếu hụt hay sự thừa thãi – hai cực gây nên khủng hoảng kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng thừa năm 1929 dẫn đến đại suy thoái tại Hoa Kỳ và kinh thế thế giới 1929-1933 là do các nước đã tập trung quá nhiều nguồn lực để sản xuất sản phẩm làm mất cân đối giữa cung và cầu. Khi tìm hiểu nguyên nhân của khủng hoảng này, các nhà kinh tế đều đồng nhất quan điểm khi cho rằng sự mất cân đối là yếu tố then chốt gây nên cuộc khủng hoảng này. Sự mất cân đối xảy ra giữa: Sản xuất – tiêu thụ, thu nhập – chi tiêu. Tuy nhiên, đi đến câu hỏi then chốt hơn: tại sao lại có sự mất cân đối này. Người ta có thể dễ dàng trả lời vì thiếu nên đổ dồn sản xuất dẫn đến thừa. Nói tóm lại sự mất cân đối này xảy ra do sự phân bố không đồng đều và không có một dự phóng tổng thể dẫn đến việc “mạnh ai nấy chạy” miễn là ngành nghề sản xuất hay lĩnh vực kinh tế của tôi thu được lợi nhuận nhiều.

Chuyện Đông chuyện Tây


Thế giới chúng ta đã trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, cả khủng hoảng thiếu và khủng hoảng thừa. Các hạn từ “khủng hoảng thiếu” hay “khủng hoảng thừa” xuất hiện trong kinh tế học để chỉ về sự thiếu hụt hay sự thừa thãi – hai cực gây nên khủng hoảng kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng thừa năm 1929 dẫn đến đại suy thoái tại Hoa Kỳ và kinh thế thế giới 1929-1933 là do các nước đã tập trung quá nhiều nguồn lực để sản xuất sản phẩm làm mất cân đối giữa cung và cầu. Khi tìm hiểu nguyên nhân của khủng hoảng này, các nhà kinh tế đều đồng nhất quan điểm khi cho rằng sự mất cân đối là yếu tố then chốt gây nên cuộc khủng hoảng này. Sự mất cân đối xảy ra giữa: Sản xuất – tiêu thụ, thu nhập – chi tiêu. Tuy nhiên, đi đến câu hỏi then chốt hơn: tại sao lại có sự mất cân đối này. Người ta có thể dễ dàng trả lời vì thiếu nên đổ dồn sản xuất dẫn đến thừa. Nói tóm lại sự mất cân đối này xảy ra do sự phân bố không đồng đều và không có một dự phóng tổng thể dẫn đến việc “mạnh ai nấy chạy” miễn là ngành nghề sản xuất hay lĩnh vực kinh tế của tôi thu được lợi nhuận nhiều.

Hệ quả của nó là thất nghiệp, phá sản, đói nghèo và biểu tình xã hội. Song song đó, hệ quả của sản xuất thừa còn kéo dài suốt cả chục năm trời khi sức sản xuất đi xuống, giảm giá trị của thương mại và hàng hóa. Khi kinh tế trong nước bị tàn phá, các nước tư bản bắt buộc phải đi ra môi trường bên ngoài để tìm thuộc địa dẫn đến sự tranh dành, mâu thuẫn và hệ quả là chiến tranh thế giới thứ 2. Một hệ quả nghiêm trọng mà ít ai muốn nói đến chính là việc hàng hóa phải đổ bỏ để giữ cho lĩnh vực kinh doanh của mình thay vì mang hàng hóa đó cho các nước nghèo và kém phát triển. Người ta đã chứng kiến cảnh tượng cả hàn ngàn tấn sữa và các thực phẩm khác đã đổ xuống biển. Theo vòng luân chuyển của nền kinh tế, sau cuộc khủng hoảng thừa sẽ lại dẫn đến một cuộc khủng hoảng thiếu khác. Đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế như được chứng minh trong quá khứ.

Chuyện nhà mình – thiếu - thừa


Dựa trên Niên Giám Tỉnh Dòng và từ những hồi ký đáng quý của Cha cựu Bề trên Giám tỉnh Giuse Nguyễn Cao Luật, Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam với một lực lượng nhân sự vào hàng “khủng” (nói theo ngôn ngữ thời nay). Tuy nhiên, nếu ta không có một sự phân bố, một chiến lược, hay một dự phóng tổng thể, hàng “khủng” của ta sẽ rất có thể đi vào sự cố “hoảng” của sự “thừa” và rất có thể một tương lai không xa dẫn đến sự “thiếu”. Sau đây là những suy nghĩ cá nhân để chứng mình cho luận điểm trên.

Rõ ràng, nhà ta đi từ “thiếu” đến “dồi dào” như hôm nay cả là một quá trình. Khi ở trong tình cảnh của khủng hoảng thiếu, các cha anh đã phải tự thân vận động để đáp ứng các nhu cầu trong thời đại mới. Đừng kể trước thời mở cửa của đất nước, một anh em có thể mang trên mình nhiều trách vụ khác nhau: vừa mục vụ giáo xứ, xen lẫn việc giảng dạy, rồi việc xây dựng cộng đoàn... Theo lời tự sự của các cha anh, anh em ta không tìm việc nhưng việc tìm đến với anh em vì nhu cầu quá cao so với nhân sự lúc đó. Đi tìm nhân sự để lấp đầy chỗ trống đã là một thành công. Tạm gọi thời điểm lúc đó “cung” đang thiếu so với “cầu”.

Trong tình cảnh lúc bấy giờ và cho đến hôm nay, dường như tình trạng thiếu đó vẫn còn mặc dù nhân sự dồi dào. Vậy nên rất cần phải đặt câu hỏi: thiếu ở đâu? Lĩnh vực nào? Bao nhiêu là đủ? Còn lại sẽ đi về đâu? Tập trung vào mũi nhọn nào trong tương lai? Nếu không tiên liệu cho những câu hỏi trên, ta sẽ lại rơi vào một cuộc khủng hoảng thừa khác còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng thiếu.

Cơ cấu và ân sủng


Tuy nhiên, nhìn dưới khía cạnh Giáo hội học, Tỉnh dòng cũng là một giáo hội thu nhỏ mang cả hai chiều kích cơ cấu và ân sủng (nếu không muốn nói đó là huyền nhiệm). Xác định mục tiêu, đường hướng mang tính cơ cấu hay quản trị là điều cần thiết nhưng cũng không thể bỏ qua chiều kích của ân sủng tạo nên sự hài hòa như trong một thân thể. Lời chất vấn của Thánh Phao-lô vẫn còn vang vọng: “Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được tiếng lạ, ai cũng giải thích được tiếng lạ sao?” (1Cr 12:29-30). Chính vì thế, một sự hài hòa trong cơ cấu và ân sủng là điều cần thiết. Để đạt được sự hài hòa này, đối thoại cởi mở (mang tính hai chiều) giữa các vị hữu trách và các anh em (không chỉ anh em đang trong giai đoạn thụ huấn) là điều cần thiết.

Đối thoại hai chiều một mặt để biết rõ định hướng, mục tiêu và những trăn trở của các bậc hữu trách (chiều kích quản trị). Mặt khác nó cũng là cơ hội để bộc bạch những tâm tư nguyện vọng của các anh em (chiều kích đặc sủng của từng anh em). Nếu xưa kia Thánh Phụ Đaminh nhờ cuộc đối thoại với người chủ khách trọ mà có được gợi hứng để lập Dòng, thì qua cuộc đối thoại giữa các vị hữu trách và anh em, chúng ta vẫn tin tưởng ở nơi đó sẽ có một sự duy nhất trong định hướng nhưng được thể hiện trong sự đa dạng. Có lẽ điều này hơi trừu tượng. Xin được đưa ra một ví dụ cụ thể hơn. Giả như định hướng cho tất cả anh em đều được tiếp tục đào luyện nâng cao hơn sau chương trình đào tạo hiến định, không nhất thiết phải bó buộc tất cả anh em theo các chuyên ngành nhà dòng đang thiếu và cần. Những anh em có nguyện vọng trùng khớp với những nhu cầu đang thiếu, điều đó là đáng quý và trân trọng. Ngược lại, những nguyện vọng không nằm trong vùng thiếu hụt của Tỉnh dòng, điều đó cũng đáng kích lệ và trân quý vì mục tiêu của ta vẫn đạt được là đào luyện nâng cao. Cụ thể hơn nữa, giả như có những nguyện vọng được theo học và nghiên cứu về nghệ thuật thánh (hội họa, kiến trúc), về tâm lý, về văn hóa Đông phương, về nhạc cụ dân tộc (thánh nhạc càng hay), về quản trị, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thông... tất cả những nguyện vọng này nếu được đáp ứng và vun trồng cách cẩn thận rồi một mai sẽ sinh hoa trái vì nó xuất phát từ đặc sủng mà Thánh Thần ban tặng cho Tỉnh dòng. Như thế, mục tiêu chung của Tỉnh dòng vẫn được đáp ứng nhưng mục tiêu ấy rõ ràng được thể hiện trong sự đa dạng. Chắc chắn, ủy ban kinh tế sẽ lên tiếng ngay ở đoạn này, vì nguồn lực của chúng ta không đủ để dàn trải. Đúng! Nhưng chuyện kinh tài sẽ có một bài khác và một chỗ khác để chúng ta bàn đến. Tạm thời, ta cứ giả định là Tỉnh dòng có đủ nguồn lực và khả năng để đáp ứng sứ vụ học hành của anh em.

Đặc sủng giảng thuyết


Ngày nay, đặc sủng giảng thuyết của anh em Đaminh không còn được hiểu theo nghĩa bó hẹp là giảng thuyết bằng lời. Tuy nhiên, đặc sủng ấy vẫn được lan tỏa trong từng lĩnh vực, mọi ngõ ngách của đời sống. Các thánh Dòng giảng thuyết là một minh chứng cho sự đa dạng trong đặc sủng Đaminh. Nếu giảng thuyết chỉ bó hẹp bằng lời nói, Dòng chúng ta đã không có một Martino, một Mai-san trong đời sống khiêm tốn và chẳng đi giảng thuyết ngày nào. Nhưng chúng ta không phải chỉ là dòng chuyên chiêm niệm, chúng ta có anh Bartolomeo de Las Casas là sử gia và người cải tổ xã hội, chúng ta có anh Thomas Aquinas với bộ sách đồ sộ cho việc nghiên cứu thánh khoa... Kể ra không phải để chúng ta quá tự hào và ngủ mê trong “men say thành tích” nhưng kể ra để thấy rằng, dòng Đaminh luôn thể hiện tính đa dạng trong đặc sủng của mình.

Sự thiếu – thừa có thể được đặt ra trong cơ cấu quản trị, nhưng trong ân sủng sự hài hòa được đặt lên hàng đầu như lời Thánh Phao-lô. Có lẽ, mục tiêu của chúng ta cần hiện nay phải là sự vượt lên của thiếu – thừa để đi đến sự hài hòa. Hay nói cách hoa mỹ hơn cơ cấu quản trị đi trong sự hài hòa được thể hiện trong sự đa dạng của ân sủng. Làm thế nào để có được điều mơ ước này? Sau đây là thiển ý cá nhân phần nào có thể cho ta biến ước mơ thành hiện thực:

  1. Tôn trọng sự khác biệt – Chấp nhận sự khác biệt. Cần hiểu khác biệt ở đây không phải là khác người hay lập dị, nhưng là một lối đi mới được lắng nghe từ các vị hữu trách.
  2. Can đảm sai đi và mạnh dạn chấp nhận được sai đi trong ân sủng: đi đến những biên cương mới (không bị giới hạn và lệ thuộc bởi ranh giới thể lý). Đề tài này cần được khai triển nhiều hơn trong mối tương quan đối thoại – lắng nghe – thấu cảm.
  3. Thay đổi môi trường sống qua việc thuyên chuyển thường kỳ hơn để thấy được vẻ đẹp và sự phong phú của các cộng đoàn. Điều này có lẽ đúng với linh đạo của chúng ta hơn vì thuở ban đầu Dòng chúng ta không được thành lập như một đan viện nhưng là dòng hành khất (lên đường). Nó cũng là bước để chuẩn bị cho mọi anh em Đaminh trong một tư thế luôn sẵn sàng lên đường thi hành sứ vụ.
  4. Đào tạo theo đặc sủng hơn là định hướng. Hướng đến mục tiêu đáp ứng cho Giáo hội, toàn dòng hơn là chỉ lấp đầy chỗ trống. Đào tạo chuyên biệt hơn là đào tạo “đa khoa” theo kiểu “Cái gì cũng biết nhưng không biết cái gì.”
  5. Tạo môi trường đào tạo quốc tế để chuẩn bị cho việc thi hành sứ vụ biên cương.
  6. Về nguồn và sống đúng với những gì là căn cốt như gia sản của Dòng được trình bày trong Hiến Pháp và Chỉ Thị (Xin được tự thú và xin lòng thương xót cách thực tâm vì đã đi quá xa)

Kết luận : thừa – thiếu


Lục mãi trong trí nhớ ngắn hạn, không biết Đức Giê-su có “than thở” hay nói gì về chuyện thừa – thiếu hay không, chợt nhớ ra ngài từng nói rằng: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.” (Lc 10:2-3). Đức Giêsu đưa ra cho ta cái nhìn về hy vọng hơn là sự “than thở” vì thiếu thợ gặt. Rằng lúa ngoài đồng còn rất nhiều, chỉ sợ ta không đủ sức để đi gặt. Nhìn vào con số thống kê, rõ ràng Tỉnh dòng của chúng ta được ban nhiều thợ gặt qua việc ơn gọi dồi dào. Tuy nhiên, nếu ta nghĩ rằng ơn gọi còn nhiều và trở nên dư thừa, điều đó quả là một sai lầm nghiêm trọng. Sự dồi dào về ơn gọi cần phải vun trồng và duy trì tránh rơi vào vết xe đổ của thế giới phương Tây: Dồi dào không biết vun trồng để dẫn đến thiếu một cách nghiêm trọng. Về chuyện này, có một đấng bên giáo phận đang làm công tác đào tạo cũng nói rằng: Các Giám mục mặc dù biết đang trong khủng hoảng thừa (vì không biết sai đi đâu), nhưng cũng không dám đòi buộc khó hơn để ngăn cản ơn gọi vì các ngài cũng sợ mất ơn gọi.

Dồi dào không có nghĩa là đang thừa vì chắc chắn rằng cánh đồng còn bao la bát ngát và hơn nữa tất cả mọi người đều được mời gọi để đi làm việc trong vườn nho của Chúa.

Người anh em Đaminh
Mới hơnCũ hơn
Chưa có bình luận
    Tham gia bình luận
    comment url