Đào tạo Đa Minh: Tự do và trách nhiệm quân huấn?
Việc đào tạo tu sĩ: con đường tìm kiếm tự do hay sự ràng buộc trong não trạng kiểu quân đội? Một thách thức mà Tổng Hội của Dòng Đa Minh phải đối mặt và giải quyết!
Suy tư này tiếp nối suy tư trước đó (x. Bác ái trong Chân lý cho một thế giới rối ren và mất phương hướng, trong Aleteia.org, 31-VII-2022). Điều này nhằm mục đích chia sẻ cuộc thảo luận mà toàn thể gia đình Đa Minh (các anh em tư giáo, nữ tu, trợ sĩ, huynh đoàn giáo sĩ và giáo dân) đang tiến hành tại Hội nghị liên quan đến việc đào tạo sơ khởi và liên tục. Các chủ đề khác nhau được giải quyết bởi hai Ủy ban cụ thể: - Ơn gọi cho Sứ vụ: Ơn gọi, Đào sơ khởi và liên tục, Hiệp thông và Sứ vụ.
Đây là những chủ đề quan trọng liên quan đến hiện tại và tương lai của những con người cụ thể. Vì thế, vấn đề không chỉ đơn thuần là chủ thể của cuộc thử nghiệm bởi vì điều này sẽ đe dọa cuộc sống của con người. Cuộc đời mỗi người chỉ có một – tựa như một trò chơi chỉ được chơi trong khoảng thời gian nhất định – và chúng ta không thể cho phép mình lãng phí nó hay để bất cứ ai làm như vậy. Vì lý do này, các thành viên của Hội nghị đang giải quyết các vấn đề khác nhau (với nỗ lực đáng khen ngợi ngay cả khi luôn có những cám dỗ ngược lại) theo những gì mà các nghị huynh đã học được, cụ thể là theo lập trường của Thánh Thomas Aquinas: sự ác, trong bất kỳ trường hợp nào, dù là vật lý hay luân lý, luôn luôn là sự tước đoạt một sự thiện tương xứng. Theo đó, về mặt y học, trước tiên chúng ta phải xem xét các khía cạnh tích cực (“sinh lý”) và sau đó mới khám phá những khía cạnh tiêu cực (“bệnh lý”). Tuy nhiên, đồng thời ý thức được rằng ‘một cây đổ tạo ra tiếng động lớn hơn cả cánh rừng đang phát triển’.
Nỗ lực được hiện thực trong khi tin vào hoạt động ân sủng của Thiên Chúa
Khi đề cập đến việc đào tạo sơ khởi (giai đoạn tập viện và học viện), chúng tôi nhận thấy rằng (trong nhiều trường hợp) có anh em xin vào Dòng ở độ tuổi trưởng thành. Họ đến từ những gia đình đa dạng, với những hoàn cảnh khác nhau, có khi là những người đã thực hành đức tin tựa như những tình nguyện viên dày dạn kinh nghiệm, hay giống như những chuyên gia đầy uy tín, nhưng ngược lại cũng có một số ít anh em không được đào tạo giáo lý. Các anh em này đại diện cho một thực thể hỗn hợp, và hơn bao giờ hết, không thể bị lệ thuộc vào những hệ thống đào tạo cứng nhắc mà bỏ qua những sự đa dạng sâu sắc ấy. Tuy nhiên, tất cả đều có điểm chung là được mời gọi cách thực sự đi theo Chúa Kitô, là Đấng mà các anh em này cảm nhận rằng Người là Chúa của cuộc đời và lịch sử của họ, theo đặc sủng Đa Minh: bác ái trong sự thật (x. Ep 4,15).
Do đó, việc đào tạo phải diễn ra trong một hệ thống có sự hiệp lực sâu sắc giữa người đào tạo và các tập sinh trong việc tìm kiếm cách rõ ràng liệu có một lời kêu gọi thực sự và thực sự từ Thiên Chúa hay không. Do đó, cần phải tạo ra một mối quan hệ tin cậy lẫn nhau cho phép việc xác thực này, tránh lối suy nghĩ rằng tiến trình huấn luyện các tu sĩ giống như một chương trình phải hoàn thành để đạt được mục tiêu hoặc thậm chí tệ hơn khi coi đó là một bài kiểm tra phải vượt qua, để đạt “mục tiêu” được tuyên khấn hoặc thụ phong, bằng việc lấy được sự cảm thông và lòng nhân từ của các nhà đào tạo. Điều đó có nghĩa là đang khuyến khích cái mà tôi gọi là “não trạng quân đội”, nơi đó điều quan trọng là làm cho người trung sĩ đang làm nhiệm vụ (nhà đào tạo) vui vẻ, đồng nghĩa với việc cuối cùng phải làm một điều gì khác nữa. Trong các giai đoạn đào tạo sơ khởi, các nhà đào tạo phải cho các ứng viên thấy đây không phải là một cuộc “chinh phục”, nhưng các ứng viên phải xác minh một cách trung thực, với sự đóng góp công bằng của các nhà đào tạo, (vì không ai có thể tự mình phán xét), liệu Thiên Chúa có đang gọi họ theo linh đạo Đa Minh. Việc xác minh này diễn ra thông qua nhiều dấu hiệu hùng hồn hơn người ta tưởng tượng: không đặt mối quan hệ của người đó với Thiên Chúa lên hàng đầu; không có niềm đam mê nghiên cứu cũng như “sự hiểu biết” về Đấng Hiện Hữu (Thánh Catarina Siena); kiêu hãnh; mong muốn nổi lên và thống trị người khác; quá lệ thuộc người khác hoặc thực tế là không sẵn sàng sống lời khấn; Nói chung, tất cả mọi thứ như trên đều trái ngược với việc đi theo Chúa Kitô với một trái tim không chia sẻ. Nói tóm lại, đó là một mức độ không phù hợp mà thường thì bản thân các ứng viên không thể tự mình nhận ra. Vì lý do này, sự tham gia của các nhà đào tạo là điều cần thiết phải có. Vì vậy, nhà đào tạo phải đưa ra một thông điệp rõ ràng nếu ứng sinh không có ý định trung thực này, người duy nhất bị lừa dối sẽ là tập sinh, họ phải sống một cuộc sống bất hạnh cho chính mình và những người khác vì đó không phải là cuộc đời của họ. Trong tình cảnh này, các nhà đào tạo phải thực tế và tránh rơi vào tình trạng ‘lòng tốt’ giả tạo, “thần thánh hóa” lòng thương xót, và càng đừng mong đợi Thiên Chúa là Đấng biết loại phép lạ phải thực hiện. Thiên Chúa không bao giờ có thể kêu gọi những người cụt chân leo lên núi – đó sẽ là một sự tàn ác – và theo cách tương tự, Người không bao giờ có thể kêu gọi những ai không thể theo Người vì những lý do rất khác nhau, và điều này không có bất kỳ phán xét đạo đức nào. Đó chỉ đơn giản là vấn đề thừa nhận rằng không có lời kêu gọi ‘thích hợp’ nào cho đời sống tu trì, đặc biệt là đời sống Đa Minh. Rõ ràng, đời sống Đa Minh không có nghĩa là luôn có những thành tựu hoàn hảo, nhưng đúng hơn là thừa nhận rằng đời sống tu trì là môi trường đào tạo nên thánh, mặc dù, ở đó có những sa ngã, thất bại và tội lỗi, nhưng vẫn có một khả năng thực sự và hữu hình để tiến bước, trong khi tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa và anh chị em (điều mà mỗi tu sĩ Đa Minh nài xin khi gia nhập Dòng).
Chủ đề thứ hai mà các nghị huynh bắt đầu đề cập là việc đào tạo liên tục. Đây cũng là một chủ đề phức tạp vì nó bao hàm nhiều lứa tuổi và giai đoạn khác nhau của đời sống tu trì, và trên hết, phải chú ý đến những hoàn cảnh cụ thể khác nhau về mặt văn hóa và sự nhạy cảm. Theo ý kiến khiêm tốn của tôi, điểm quan trọng nhất xuất hiện ngay lập tức trong tôi đó là việc “tiếp cận tích cực”: ưu tiên những cuộc gặp gỡ huynh đệ trước hết trong cộng đồng, như một cơ hội để đối thoại và đối chất trong sự trung thực và minh bạch, nói chuyện với nhau, coi nhau như những thành viên trong cùng một gia đình, nơi đó mỗi người có nhiệm vụ chia sẻ niềm vui – chống lại mọi cám dỗ đố kỵ và ghen tức, vì đôi khi điều khó chia sẻ nhất cho anh chị em mình là những món quà, đồng thời cũng chia sẻ những thương tổn, những vấn đề và đau khổ của người khác. Do đó, cái từng được gọi là “Công hội sửa lỗi” (nơi người này chỉ ra điều gì sai sót đối với người khác) chuyển đổi thành những cuộc gặp gỡ huynh đệ, bỏ qua việc vội vã phán xét và tán gẫu ở hành lang, không nhìn nhau với con mắt phán xét, mà đúng hơn là cùng nhau theo đuổi công ích và thiện ích cho nhau. Nhờ đó mới tránh được nguy hiểm khi sống trong một cộng đồng, giống như câu chuyện ba chú khỉ con: một con không nhìn, một con không nói, một con không nghe! Quả thực, trong đời sống cộng đoàn không có gì có thể che giấu được; nếu vậy, trong bất cứ trường hợp nào, sẽ thật là chủ quan khi cho rằng những “nguy hiểm” trong cộng đoàn chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và giả vờ như không có chuyện gì xảy ra.
Kết luận
Không thể đưa ra một kết luận dứt khoát vì tính năng động vốn có của việc đào tạo không cho phép áp dụng các công thức cố định. Việc đào tạo là một thực tại sống động liên quan đến con người; diễn ra trong một thế giới đương đại với rất nhiều điều ngạc nhiên và cơ hội tích cực khi sống trong đức tin. Cha xứ họ Ars, mà hôm nay Giáo hội hoàn vũ mừng kính, đã xác nhận những thực tế này qua cuộc đời của ngài, thúc đẩy chúng ta tin tưởng vào sự chuyển cầu của ngài. Theo ý hướng này, tôi xin kết thúc bài chia sẻ bằng những lời trong bài đọc ngắn của Kinh Chiều, những lời này như chỉ cho chúng ta hướng đi liên quan đến việc đào tạo: “Vì vậy, những người trẻ hãy vâng phục các kỳ mục: anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường”. Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định. Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em” (1 Pr 5,5-7).
【Bruno Esposito, O.P.】
【Chuyển ngữ: Lê Hoài Thanh, O.P.】
【Hiệu đính: Nguyễn Cao Luật, O.P.】
Suy tư này tiếp nối suy tư trước đó (x. Bác ái trong Chân lý cho một thế giới rối ren và mất phương hướng, trong Aleteia.org, 31-VII-2022). Điều này nhằm mục đích chia sẻ cuộc thảo luận mà toàn thể gia đình Đa Minh (các anh em tư giáo, nữ tu, trợ sĩ, huynh đoàn giáo sĩ và giáo dân) đang tiến hành tại Hội nghị liên quan đến việc đào tạo sơ khởi và liên tục. Các chủ đề khác nhau được giải quyết bởi hai Ủy ban cụ thể: - Ơn gọi cho Sứ vụ: Ơn gọi, Đào sơ khởi và liên tục, Hiệp thông và Sứ vụ.
Đây là những chủ đề quan trọng liên quan đến hiện tại và tương lai của những con người cụ thể. Vì thế, vấn đề không chỉ đơn thuần là chủ thể của cuộc thử nghiệm bởi vì điều này sẽ đe dọa cuộc sống của con người. Cuộc đời mỗi người chỉ có một – tựa như một trò chơi chỉ được chơi trong khoảng thời gian nhất định – và chúng ta không thể cho phép mình lãng phí nó hay để bất cứ ai làm như vậy. Vì lý do này, các thành viên của Hội nghị đang giải quyết các vấn đề khác nhau (với nỗ lực đáng khen ngợi ngay cả khi luôn có những cám dỗ ngược lại) theo những gì mà các nghị huynh đã học được, cụ thể là theo lập trường của Thánh Thomas Aquinas: sự ác, trong bất kỳ trường hợp nào, dù là vật lý hay luân lý, luôn luôn là sự tước đoạt một sự thiện tương xứng. Theo đó, về mặt y học, trước tiên chúng ta phải xem xét các khía cạnh tích cực (“sinh lý”) và sau đó mới khám phá những khía cạnh tiêu cực (“bệnh lý”). Tuy nhiên, đồng thời ý thức được rằng ‘một cây đổ tạo ra tiếng động lớn hơn cả cánh rừng đang phát triển’.
Nỗ lực được hiện thực trong khi tin vào hoạt động ân sủng của Thiên Chúa
Khi đề cập đến việc đào tạo sơ khởi (giai đoạn tập viện và học viện), chúng tôi nhận thấy rằng (trong nhiều trường hợp) có anh em xin vào Dòng ở độ tuổi trưởng thành. Họ đến từ những gia đình đa dạng, với những hoàn cảnh khác nhau, có khi là những người đã thực hành đức tin tựa như những tình nguyện viên dày dạn kinh nghiệm, hay giống như những chuyên gia đầy uy tín, nhưng ngược lại cũng có một số ít anh em không được đào tạo giáo lý. Các anh em này đại diện cho một thực thể hỗn hợp, và hơn bao giờ hết, không thể bị lệ thuộc vào những hệ thống đào tạo cứng nhắc mà bỏ qua những sự đa dạng sâu sắc ấy. Tuy nhiên, tất cả đều có điểm chung là được mời gọi cách thực sự đi theo Chúa Kitô, là Đấng mà các anh em này cảm nhận rằng Người là Chúa của cuộc đời và lịch sử của họ, theo đặc sủng Đa Minh: bác ái trong sự thật (x. Ep 4,15).
Do đó, việc đào tạo phải diễn ra trong một hệ thống có sự hiệp lực sâu sắc giữa người đào tạo và các tập sinh trong việc tìm kiếm cách rõ ràng liệu có một lời kêu gọi thực sự và thực sự từ Thiên Chúa hay không. Do đó, cần phải tạo ra một mối quan hệ tin cậy lẫn nhau cho phép việc xác thực này, tránh lối suy nghĩ rằng tiến trình huấn luyện các tu sĩ giống như một chương trình phải hoàn thành để đạt được mục tiêu hoặc thậm chí tệ hơn khi coi đó là một bài kiểm tra phải vượt qua, để đạt “mục tiêu” được tuyên khấn hoặc thụ phong, bằng việc lấy được sự cảm thông và lòng nhân từ của các nhà đào tạo. Điều đó có nghĩa là đang khuyến khích cái mà tôi gọi là “não trạng quân đội”, nơi đó điều quan trọng là làm cho người trung sĩ đang làm nhiệm vụ (nhà đào tạo) vui vẻ, đồng nghĩa với việc cuối cùng phải làm một điều gì khác nữa. Trong các giai đoạn đào tạo sơ khởi, các nhà đào tạo phải cho các ứng viên thấy đây không phải là một cuộc “chinh phục”, nhưng các ứng viên phải xác minh một cách trung thực, với sự đóng góp công bằng của các nhà đào tạo, (vì không ai có thể tự mình phán xét), liệu Thiên Chúa có đang gọi họ theo linh đạo Đa Minh. Việc xác minh này diễn ra thông qua nhiều dấu hiệu hùng hồn hơn người ta tưởng tượng: không đặt mối quan hệ của người đó với Thiên Chúa lên hàng đầu; không có niềm đam mê nghiên cứu cũng như “sự hiểu biết” về Đấng Hiện Hữu (Thánh Catarina Siena); kiêu hãnh; mong muốn nổi lên và thống trị người khác; quá lệ thuộc người khác hoặc thực tế là không sẵn sàng sống lời khấn; Nói chung, tất cả mọi thứ như trên đều trái ngược với việc đi theo Chúa Kitô với một trái tim không chia sẻ. Nói tóm lại, đó là một mức độ không phù hợp mà thường thì bản thân các ứng viên không thể tự mình nhận ra. Vì lý do này, sự tham gia của các nhà đào tạo là điều cần thiết phải có. Vì vậy, nhà đào tạo phải đưa ra một thông điệp rõ ràng nếu ứng sinh không có ý định trung thực này, người duy nhất bị lừa dối sẽ là tập sinh, họ phải sống một cuộc sống bất hạnh cho chính mình và những người khác vì đó không phải là cuộc đời của họ. Trong tình cảnh này, các nhà đào tạo phải thực tế và tránh rơi vào tình trạng ‘lòng tốt’ giả tạo, “thần thánh hóa” lòng thương xót, và càng đừng mong đợi Thiên Chúa là Đấng biết loại phép lạ phải thực hiện. Thiên Chúa không bao giờ có thể kêu gọi những người cụt chân leo lên núi – đó sẽ là một sự tàn ác – và theo cách tương tự, Người không bao giờ có thể kêu gọi những ai không thể theo Người vì những lý do rất khác nhau, và điều này không có bất kỳ phán xét đạo đức nào. Đó chỉ đơn giản là vấn đề thừa nhận rằng không có lời kêu gọi ‘thích hợp’ nào cho đời sống tu trì, đặc biệt là đời sống Đa Minh. Rõ ràng, đời sống Đa Minh không có nghĩa là luôn có những thành tựu hoàn hảo, nhưng đúng hơn là thừa nhận rằng đời sống tu trì là môi trường đào tạo nên thánh, mặc dù, ở đó có những sa ngã, thất bại và tội lỗi, nhưng vẫn có một khả năng thực sự và hữu hình để tiến bước, trong khi tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa và anh chị em (điều mà mỗi tu sĩ Đa Minh nài xin khi gia nhập Dòng).
Chủ đề thứ hai mà các nghị huynh bắt đầu đề cập là việc đào tạo liên tục. Đây cũng là một chủ đề phức tạp vì nó bao hàm nhiều lứa tuổi và giai đoạn khác nhau của đời sống tu trì, và trên hết, phải chú ý đến những hoàn cảnh cụ thể khác nhau về mặt văn hóa và sự nhạy cảm. Theo ý kiến khiêm tốn của tôi, điểm quan trọng nhất xuất hiện ngay lập tức trong tôi đó là việc “tiếp cận tích cực”: ưu tiên những cuộc gặp gỡ huynh đệ trước hết trong cộng đồng, như một cơ hội để đối thoại và đối chất trong sự trung thực và minh bạch, nói chuyện với nhau, coi nhau như những thành viên trong cùng một gia đình, nơi đó mỗi người có nhiệm vụ chia sẻ niềm vui – chống lại mọi cám dỗ đố kỵ và ghen tức, vì đôi khi điều khó chia sẻ nhất cho anh chị em mình là những món quà, đồng thời cũng chia sẻ những thương tổn, những vấn đề và đau khổ của người khác. Do đó, cái từng được gọi là “Công hội sửa lỗi” (nơi người này chỉ ra điều gì sai sót đối với người khác) chuyển đổi thành những cuộc gặp gỡ huynh đệ, bỏ qua việc vội vã phán xét và tán gẫu ở hành lang, không nhìn nhau với con mắt phán xét, mà đúng hơn là cùng nhau theo đuổi công ích và thiện ích cho nhau. Nhờ đó mới tránh được nguy hiểm khi sống trong một cộng đồng, giống như câu chuyện ba chú khỉ con: một con không nhìn, một con không nói, một con không nghe! Quả thực, trong đời sống cộng đoàn không có gì có thể che giấu được; nếu vậy, trong bất cứ trường hợp nào, sẽ thật là chủ quan khi cho rằng những “nguy hiểm” trong cộng đoàn chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và giả vờ như không có chuyện gì xảy ra.
Kết luận
Không thể đưa ra một kết luận dứt khoát vì tính năng động vốn có của việc đào tạo không cho phép áp dụng các công thức cố định. Việc đào tạo là một thực tại sống động liên quan đến con người; diễn ra trong một thế giới đương đại với rất nhiều điều ngạc nhiên và cơ hội tích cực khi sống trong đức tin. Cha xứ họ Ars, mà hôm nay Giáo hội hoàn vũ mừng kính, đã xác nhận những thực tế này qua cuộc đời của ngài, thúc đẩy chúng ta tin tưởng vào sự chuyển cầu của ngài. Theo ý hướng này, tôi xin kết thúc bài chia sẻ bằng những lời trong bài đọc ngắn của Kinh Chiều, những lời này như chỉ cho chúng ta hướng đi liên quan đến việc đào tạo: “Vì vậy, những người trẻ hãy vâng phục các kỳ mục: anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường”. Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định. Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em” (1 Pr 5,5-7).
【Bruno Esposito, O.P.】
【Chuyển ngữ: Lê Hoài Thanh, O.P.】
【Hiệu đính: Nguyễn Cao Luật, O.P.】