Tỉnh Hội 2023: "Hiệp thông Đa Minh: canh tân đời sống huynh đệ cộng đoàn", vấn đề đào tạo: Sự vỡ mộng?!
Công Vụ Tổng Hội Biên Hòa 2019 (CTTHBH) số 204 đã tuyên bố như sau: “Chúng tôi nhận thấy rằng một số anh em rời khỏi Dòng khi đang còn trong giai đoạn đào tạo tiên khởi, hoặc ngay sau đó, với nhiều lý do khác nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng một trong những lý do là do họ vỡ mộng với đời sống chung của chúng ta.” Lời nhận định này cho chúng ta thấy sự “vỡ mộng với đời sống chung của chúng ta” là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều người bỏ Dòng. Điều này khiến tất cả chúng ta phải giật mình thành thật nhìn về hiện trạng của chúng ta. Quả thật, hầu hết chúng ta đều có một kinh nghiệm; đó là, đời sống tu trì không đương nhiên miễn nhiễm những yếu đuối, thậm chí là tội lỗi, xét vì những chuyện đang xảy ra nơi cộng đoàn của chúng ta nói riêng, và của cả giáo hội nói chung. Vậy, đâu là nguồn gốc của sự “vỡ mộng” này? Đâu là những yếu tố chính của việc đào tạo? Việc đào tạo liên hệ như thế nào trong đời sống huynh đệ và sứ mạng của cộng đoàn? Thường huấn (ongoing/permanent formation, SHC 251) có nghĩa gì với chúng ta trong tình trạng hiện nay? Trong bài chia sẻ này, người viết xin trả lời cho các câu hỏi đó.
Nguyên nhân cội rễ của sự vỡ mộng chính là vấn đề thiếu xót trong việc đào tạo nhân bản. Hiện trạng này đã đến mức báo động đến độ Tổng Hội Biên Hòa đã khuyến cáo những người có trách nhiệm “hằng năm cần có một chương trình đào tạo nhân bản cho anh em.” Dường như điều này đang là sự thiếu xót nơi chúng ta nói riêng và ở các cộng đoàn đào tạo nói chung. Trong quá trình thụ huấn, chúng ta đã ít nhấn mạnh đến phẩm chất đạo đức, lương tâm, sự khôn ngoan và phân định, thành thật trong tương quan và giao tiếp, trưởng thành về mặt cảm xúc, tự chủ, ngay thẳng, tính kỷ luật và sự khiêm nhường.[1] Thiếu vắng những yếu tố này sẽ dẫn đến nguy cơ của một lối sống giáo sĩ trị (clericalism), vốn huỷ hoại thiên chức linh mục và tình huynh đệ.[2]
Trong Tông Huấn Pastores Dabo Vobis, Đức thánh cha Gioan Phaolô II đã đưa ra bốn đặc điểm quan trọng liên quan đến việc đào tạo như sau: nhân bản, tâm linh, trí thức, và mục vụ tông đồ.[3] Cả bốn yếu tố này không thể tách rời nhau.
Thứ nhất, việc đào tạo nhân bản phải là điều kiện đầu tiên cho việc hướng đến thiên chức linh mục. Ngài nói rằng nếu việc đào tạo nhân bản bị xem thường, thì việc đào tạo linh mục sẽ bị đánh mất nền tảng cần thiết. Linh mục được mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu Kitô. Chính vì vậy, linh mục sẽ phản chiếu một con người hoàn thiện để có thể trở nên hình dạng hữu hình của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Đức thánh cha Gioan Phaolô II đã nhắc lại rằng linh mục hành động “nhân danh và thay mặt Đức Kitô, nhưng tất cả những công việc ấy luôn luôn là để nhắm đến những con người cụ thể.”[4] Ngài nhấn mạnh rằng linh mục sẽ là ‘chiếc cầu nối kết” chứ không phải rào cản người khác đến gặp Chúa. Rõ ràng, việc đào tạo nhân bản chính là yếu tố nền tảng cho sự hiệp nhất của đời sống tình huynh đệ và sứ vụ, vốn sẽ kiện cường căn tính Đa Minh. Về điểm này, Tổng Hội Biên Hòa 2019 số 55 đã nhắc đến: “Tính hiệp trợ giữa đời sống và sứ vụ là cách thức làm cho căn tính Đa Minh thêm vững mạnh. Đó cũng là cách thức hữu hiệu nhất giúp làm cho hài hòa đời sống chiêm niệm và hoạt động tông đồ của Dòng.”
Thực vậy, theo như Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, việc đào tạo nhân bản nhắm đến sứ mạng hoạt động tông đồ của linh mục bằng hai cách quan trọng. Thứ nhất, xóa bỏ đi những rào cản vốn có thể làm nguy hại đến vẻ đẹp của Tin Mừng khi các ứng sinh thi hành mục vụ.[5] Thứ hai, việc đào tạo nhân bản nhằm giúp công bố Tin Mừng cách hữu hiệu hơn. Ngài đã đưa ra ba hoa trái của việc huấn luyện nhân bản như sau:
- Biết mình biết ta: “Linh mục cần phải có khả năng hiểu biết sâu xa lòng trí con người, nhạy cảm trước những khó khăn và những vấn đề, tạo điều kiện dễ dàng cho sự gặp gỡ và đối thoại, đạt được lòng tin cậy và sự cộng tác, đưa ra những phán đoán lành mạnh và khách quan.”[6]
- Sự khả tín: “Đó là một yếu tố thật sự thiết yếu đối với người được mời gọi lãnh nhận trách nhiệm trên một cộng đoàn và trở thành ‘con người của hiệp thông’. Điều này đòi hỏi linh mục không tự cao, không khó chịu nhưng phải nhã nhặn, niềm nở, chân thành trong lời nói, khôn ngoan và thận trọng, quảng đại và sẵn sàng phục vụ, có khả năng thiết lập với tha nhân và khơi dậy nơi tha nhân những mối quan hệ chân thành và huynh đệ, mau cảm thông, tha thứ và an ủi (x. 1 Tm 3, 1-5; Tr 1,7-9).”[7]
- Lôi cuốn người khác bằng nhân đức và nhân cách: “Các linh mục tương lai cần phải vun trồng những đức tính nhân bản, cần thiết cho sự kiến tạo những nhân cách quân bình, mạnh mẽ và tự do: chính vì để có khả năng chịu đựng sức nặng của các trách nhiệm mục vụ. Bởi đó cần phải được giáo dục về lòng yêu mến sự thật, về sự chân thành, về sự tôn trọng nhân vị đối với mọi người, về ý thức công bằng, về chữ tín trong lời nói, về lòng trắc ẩn thực thụ, về tính nhất quán, cách riêng về sự quân bình trong phán đoán và trong cách cư xử.”[8]
Thứ đến, việc đào tạo nhân bản không tách khỏi huấn luyện tâm linh. Chính đời sống chiêm niệm giúp ta có một kinh nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa, và cũng chính từ kinh nghiệm đó mà làm cho đức tin của chúng ta trở nên sống động qua cung cách hành xử, lời ăn tiếng nói với nhau và với tha nhân. Chỉ có đức tin sống động mới có thể thực sự giúp ta trao ban lại sự sống cho những người mà chúng ta được sai đến. Đời sống chiêm niệm là bước vào tương quan với Thiên Chúa, một tương quan tình bạn với Thiên Chúa. Có thể vì điều này mà Sách Hiến Pháp của Dòng đã nhấn mạnh đến yếu tố tĩnh tâm năm: “Mọi anh em phải tĩnh tâm năm chọn đủ sáu ngày. Mục đích của việc tĩnh tâm này là tâm hồn thấm nhuần Lời Chúa và cầu nguyện mật thiết hơn” (SHC 68). Thực vậy, làm sao ta có thể trở nên thân thiết với ai đó khi mà chẳng bao giờ quan tâm, dành thời gian cho người đó? Điều này rất đúng với tương quan tình bạn với Thiên Chúa. Theo Đức Gioan Phaolô II, tình bằng hữu với Thiên Chúa là món quà vô giá của Đức Giêsu dành cho các môn đệ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ, bởi vì tôi tớ không biết việc chủ làm; nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, bởi vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy Thầy đều đã truyền đạt cho anh em” (Ga 15,15).[9]
Tình bạn với Đức Giêsu được nuôi dưỡng bằng chính Lời Chúa. Điểm căn cốt của linh đạo Đa Minh là Lời. Lời Chúa giữ một vai trò nền tảng trong đời sống của chúng ta. Lời Chúa là một trong những điều mà cha thánh Đa Minh si mê bởi vì đó là nơi mà ngài có thể đến và gặp Đức Giêsu. Chính Đức Gioan Phaolô II đã khẳng định rằng “Lời Chúa giúp gặp gỡ Chính Thiên Chúa, một Thiên Chúa ngỏ lời với con người; Lời Chúa giúp gặp gỡ Đức Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa, Sự Thật, cũng là Đường và Sự Sống.”[10] Việc chúng ta học hỏi Lời Chúa không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu bản văn, phân tích bản văn, chú giải bản văn, nhưng còn là cầu nguyện với chính bản văn Kinh Thánh.
Học hành và cầu nguyện là hai nét không thể tách rời trong nhịp đập của đời sống Đa Minh. Học chính là cầu nguyện. Điều này dẫn đến yếu tố thứ ba của việc đào tạo; đó là, huấn luyện đời sống tri thức. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chỉ ra rằng “đào tạo tri thức mật thiết gắn liền với đào tạo nhân bản và tâm linh…nó là một đòi hỏi của lý trí nhờ đó con người ‘dự phần vào ánh sáng thông hiểu của Thiên Chúa’ và tìm cách đạt tới sự khôn ngoan để rồi sự khôn ngoan, đến lượt nó, lại giúp ta hiểu biết Thiên Chúa và gắn bó với Ngài.”[11] Là người tu sĩ Đa Minh, chúng ta thường hay tỏ ra “tự hào” về đời sống trí thức. Tuy nhiên, lịch sử của chúng ta đảm nhận đời sống ấy với một thái độ đầy trách nhiệm. Những gì chúng ta hấp thụ từ việc học là để chuyển trao cho thế hệ tương lai. Có hai khuynh hướng mà chúng ta có nguy cơ đang mắc phải: tự cho mình là “thông thái” và “tính duy lý.” Việc tự cho mình là nhà “thông thái” sẽ đẩy chúng ta mất đi khả năng lắng nghe và đối thoại với người khác, đang khi tính duy lý sẽ làm cho ta mất đi “sự hiểu biết của con tim để trước hết có thể ‘xem thấy’ và sau đó có thể truyền đạt mầu nhiệm Thiên Chúa cho” tha nhân.[12]
Do đó, việc học đích thực của linh đạo Đa Minh không phải là việc thỏa mãn kiến thức để tỏ vẻ hơn người, nhưng đúng hơn chính là mang Đức Kitô vào thực tại của đời sống cộng đoàn; nơi mình được sai đến để phục vụ.[13] Đời sống học hành của người tu sĩ Đa Minh là để biến đổi thành quả tim mới: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt” (Ed 36:26). Tất cả những gì chúng ta học, đọc, và lắng nghe liệu rằng có làm cho quả tim của ta được biến đổi? Hay chúng ta đang hủy hoại nó bằng sự bạo lực, mâu thuẫn và tự buộc mình bằng quả tim chai đá? Hiến Pháp của Dòng đã nhận thấy tầm quan trọng của sự biến đổi nơi đời sống học hành khi cho rằng học chính là một hình thức khổ chế (SHC 83). Chính hình thức này giúp chúng ta tiến dần đến sự thánh thiện và thực sự là nhân bản hơn.
Việc học không chỉ dừng lại ở sự biến đổi quả tim nhưng còn là việc kiến tạo đời sống tình huynh đệ. Việc học, theo cha nguyên Tổng quyền Timothy Radcliff, chính là để chúng ta đi vào một cuộc đối thoại với anh em và với tha nhân trên con đường tìm kiếm sự thật. Do đó, việc học sẽ giúp ta biết trách nhiệm với lời mình nói. Trách nhiệm ở đây theo nghĩa điều chúng ta nói phải tương thích với sự thật, tương thích với thực tại. Chính việc trách nhiệm với lời nói sẽ giúp kiến tạo cộng đoàn, khích lệ người khác, chữa lành những vết thương, và hy sinh.[14] Thánh Phaolo đã nhắc đến điều này trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê rằng “những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Pl 4:8).
Đời sống học hành Đa Minh cũng không tách rời khỏi những thực tại trần gian. Những nhu cầu của thế giới là con người, xã hội và mục vụ. Thánh Đa Minh đã đi rao giảng vì nhu cầu của thế giới và giáo hội vào thời của ngài. Sự xuất hiện của giáo phái Albigensianism không chỉ liên quan đến những vấn đề về thần học mà còn cả những vấn đế về xã hội và mục vụ.
Do đó, yếu tố sau cùng của việc đào tạo là mục vụ. Đức Gioan Phaolo lý giải rằng việc đào tạo mục vụ không chỉ đơn thuần là đi thực tập. Đúng hơn, việc mục vụ nhắm đến diễn tả đức ái của Chúa Giêsu Kitô qua các công việc như chăm sóc bệnh nhân, người di dân, bệnh viện, giáo xứ. Chính những môi trường này, linh mục hành động nhân danh Đức Kitô, Đấng đi tới đâu cũng đều thi ân giáng phúc, và trở thành dấu chỉ hữu hình cho lòng ưu ái của Giáo hội là Mẹ và Thầy.[15] Có thể nói, mục vụ giáo xứ của anh em Đa Minh đang bị thu hẹp trong bối cảnh Việt Nam. Vì thế, việc đào tạo mục vụ không chỉ dừng lại ở các lãnh vực giáo xứ, mà còn là trong lãnh vực giáo dục và giảng thuyết. Những yếu tố này có thể xác định căn tính và sự tồn tại cho Tỉnh Dòng.
Rõ ràng, việc đào tạo trở thành trọng tâm của đời sống tu trì nhằm để kiến tạo một sứ vụ tông đồ một cách hiệu quả và hiệp nhất trong tình huynh đệ. Việc đào tạo không chỉ dừng lại trong thời gian đào tạo để lãnh tác vụ linh mục nhưng còn tiếp diễn trong suốt cuộc đời. Điều này liên quan đến vai trò của việc thường huấn. Đâu là những yếu tố chính của việc này? Tình huynh đệ, sự cộng tác, và canh tân là những yếu tố cốt lõi của thường huấn. Canh tân ở đây không mang tính trừu tượng, nhưng bằng đời sống nền tảng của người Đa Minh: cầu nguyện, học hành, vâng phục, khó nghèo, và khiết tịnh (THBH 2019, số 213). Sứ vụ tông đồ của chúng ta đặt nền trên các yếu tố này, và tất cả những yếu tố đó lại đặt nền trên một nền tảng là đức ái. Sự tiến triển trong đức ái, như thánh Tôma đã khẳng định, được biểu lộ qua tình bạn, tình huynh đệ, sự cộng tác và mục vụ.[16]
[1] Julie Bourbon, “Apt Instruments of Grace: Human Formation, a Key to Ministry Preparation,” In Trust 29, no. 4 (Sum 2018): 14–16
[2] Về vấn nạn này, người viết sẽ trình bày trong “Quản Trị: Vấn Đề Giáo Sĩ Trị.”
[3] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, nos. 43-57, http://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/apost_exhortations/documents/hf_jp-ii_exh_25031992_pastores-dabo-vobis.html
[4] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 43.
[5] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 43.
[6] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 43.
[7] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 43.
[8] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 43.
[9] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 46.
[10] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 46.
[11] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 51.
[12] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 51.
[13] Timothy Radcliff, “The Wellspring of Hope: Study and the Annunciation of the Good News,” in Sing a New Song (Springfield, IL.: Templegate Publishers, 1999), 66.
[14] Radcliff, “The Wellspring of Hope,” 66.
[15] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 58.
[16] ST, I-II, q. 26, a. 3.
Nguyên nhân cội rễ của sự vỡ mộng chính là vấn đề thiếu xót trong việc đào tạo nhân bản. Hiện trạng này đã đến mức báo động đến độ Tổng Hội Biên Hòa đã khuyến cáo những người có trách nhiệm “hằng năm cần có một chương trình đào tạo nhân bản cho anh em.” Dường như điều này đang là sự thiếu xót nơi chúng ta nói riêng và ở các cộng đoàn đào tạo nói chung. Trong quá trình thụ huấn, chúng ta đã ít nhấn mạnh đến phẩm chất đạo đức, lương tâm, sự khôn ngoan và phân định, thành thật trong tương quan và giao tiếp, trưởng thành về mặt cảm xúc, tự chủ, ngay thẳng, tính kỷ luật và sự khiêm nhường.[1] Thiếu vắng những yếu tố này sẽ dẫn đến nguy cơ của một lối sống giáo sĩ trị (clericalism), vốn huỷ hoại thiên chức linh mục và tình huynh đệ.[2]
Trong Tông Huấn Pastores Dabo Vobis, Đức thánh cha Gioan Phaolô II đã đưa ra bốn đặc điểm quan trọng liên quan đến việc đào tạo như sau: nhân bản, tâm linh, trí thức, và mục vụ tông đồ.[3] Cả bốn yếu tố này không thể tách rời nhau.
Thứ nhất, việc đào tạo nhân bản phải là điều kiện đầu tiên cho việc hướng đến thiên chức linh mục. Ngài nói rằng nếu việc đào tạo nhân bản bị xem thường, thì việc đào tạo linh mục sẽ bị đánh mất nền tảng cần thiết. Linh mục được mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu Kitô. Chính vì vậy, linh mục sẽ phản chiếu một con người hoàn thiện để có thể trở nên hình dạng hữu hình của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể làm người. Đức thánh cha Gioan Phaolô II đã nhắc lại rằng linh mục hành động “nhân danh và thay mặt Đức Kitô, nhưng tất cả những công việc ấy luôn luôn là để nhắm đến những con người cụ thể.”[4] Ngài nhấn mạnh rằng linh mục sẽ là ‘chiếc cầu nối kết” chứ không phải rào cản người khác đến gặp Chúa. Rõ ràng, việc đào tạo nhân bản chính là yếu tố nền tảng cho sự hiệp nhất của đời sống tình huynh đệ và sứ vụ, vốn sẽ kiện cường căn tính Đa Minh. Về điểm này, Tổng Hội Biên Hòa 2019 số 55 đã nhắc đến: “Tính hiệp trợ giữa đời sống và sứ vụ là cách thức làm cho căn tính Đa Minh thêm vững mạnh. Đó cũng là cách thức hữu hiệu nhất giúp làm cho hài hòa đời sống chiêm niệm và hoạt động tông đồ của Dòng.”
Thực vậy, theo như Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, việc đào tạo nhân bản nhắm đến sứ mạng hoạt động tông đồ của linh mục bằng hai cách quan trọng. Thứ nhất, xóa bỏ đi những rào cản vốn có thể làm nguy hại đến vẻ đẹp của Tin Mừng khi các ứng sinh thi hành mục vụ.[5] Thứ hai, việc đào tạo nhân bản nhằm giúp công bố Tin Mừng cách hữu hiệu hơn. Ngài đã đưa ra ba hoa trái của việc huấn luyện nhân bản như sau:
- Biết mình biết ta: “Linh mục cần phải có khả năng hiểu biết sâu xa lòng trí con người, nhạy cảm trước những khó khăn và những vấn đề, tạo điều kiện dễ dàng cho sự gặp gỡ và đối thoại, đạt được lòng tin cậy và sự cộng tác, đưa ra những phán đoán lành mạnh và khách quan.”[6]
- Sự khả tín: “Đó là một yếu tố thật sự thiết yếu đối với người được mời gọi lãnh nhận trách nhiệm trên một cộng đoàn và trở thành ‘con người của hiệp thông’. Điều này đòi hỏi linh mục không tự cao, không khó chịu nhưng phải nhã nhặn, niềm nở, chân thành trong lời nói, khôn ngoan và thận trọng, quảng đại và sẵn sàng phục vụ, có khả năng thiết lập với tha nhân và khơi dậy nơi tha nhân những mối quan hệ chân thành và huynh đệ, mau cảm thông, tha thứ và an ủi (x. 1 Tm 3, 1-5; Tr 1,7-9).”[7]
- Lôi cuốn người khác bằng nhân đức và nhân cách: “Các linh mục tương lai cần phải vun trồng những đức tính nhân bản, cần thiết cho sự kiến tạo những nhân cách quân bình, mạnh mẽ và tự do: chính vì để có khả năng chịu đựng sức nặng của các trách nhiệm mục vụ. Bởi đó cần phải được giáo dục về lòng yêu mến sự thật, về sự chân thành, về sự tôn trọng nhân vị đối với mọi người, về ý thức công bằng, về chữ tín trong lời nói, về lòng trắc ẩn thực thụ, về tính nhất quán, cách riêng về sự quân bình trong phán đoán và trong cách cư xử.”[8]
Thứ đến, việc đào tạo nhân bản không tách khỏi huấn luyện tâm linh. Chính đời sống chiêm niệm giúp ta có một kinh nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa, và cũng chính từ kinh nghiệm đó mà làm cho đức tin của chúng ta trở nên sống động qua cung cách hành xử, lời ăn tiếng nói với nhau và với tha nhân. Chỉ có đức tin sống động mới có thể thực sự giúp ta trao ban lại sự sống cho những người mà chúng ta được sai đến. Đời sống chiêm niệm là bước vào tương quan với Thiên Chúa, một tương quan tình bạn với Thiên Chúa. Có thể vì điều này mà Sách Hiến Pháp của Dòng đã nhấn mạnh đến yếu tố tĩnh tâm năm: “Mọi anh em phải tĩnh tâm năm chọn đủ sáu ngày. Mục đích của việc tĩnh tâm này là tâm hồn thấm nhuần Lời Chúa và cầu nguyện mật thiết hơn” (SHC 68). Thực vậy, làm sao ta có thể trở nên thân thiết với ai đó khi mà chẳng bao giờ quan tâm, dành thời gian cho người đó? Điều này rất đúng với tương quan tình bạn với Thiên Chúa. Theo Đức Gioan Phaolô II, tình bằng hữu với Thiên Chúa là món quà vô giá của Đức Giêsu dành cho các môn đệ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ, bởi vì tôi tớ không biết việc chủ làm; nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, bởi vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy Thầy đều đã truyền đạt cho anh em” (Ga 15,15).[9]
Tình bạn với Đức Giêsu được nuôi dưỡng bằng chính Lời Chúa. Điểm căn cốt của linh đạo Đa Minh là Lời. Lời Chúa giữ một vai trò nền tảng trong đời sống của chúng ta. Lời Chúa là một trong những điều mà cha thánh Đa Minh si mê bởi vì đó là nơi mà ngài có thể đến và gặp Đức Giêsu. Chính Đức Gioan Phaolô II đã khẳng định rằng “Lời Chúa giúp gặp gỡ Chính Thiên Chúa, một Thiên Chúa ngỏ lời với con người; Lời Chúa giúp gặp gỡ Đức Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa, Sự Thật, cũng là Đường và Sự Sống.”[10] Việc chúng ta học hỏi Lời Chúa không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu bản văn, phân tích bản văn, chú giải bản văn, nhưng còn là cầu nguyện với chính bản văn Kinh Thánh.
Học hành và cầu nguyện là hai nét không thể tách rời trong nhịp đập của đời sống Đa Minh. Học chính là cầu nguyện. Điều này dẫn đến yếu tố thứ ba của việc đào tạo; đó là, huấn luyện đời sống tri thức. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chỉ ra rằng “đào tạo tri thức mật thiết gắn liền với đào tạo nhân bản và tâm linh…nó là một đòi hỏi của lý trí nhờ đó con người ‘dự phần vào ánh sáng thông hiểu của Thiên Chúa’ và tìm cách đạt tới sự khôn ngoan để rồi sự khôn ngoan, đến lượt nó, lại giúp ta hiểu biết Thiên Chúa và gắn bó với Ngài.”[11] Là người tu sĩ Đa Minh, chúng ta thường hay tỏ ra “tự hào” về đời sống trí thức. Tuy nhiên, lịch sử của chúng ta đảm nhận đời sống ấy với một thái độ đầy trách nhiệm. Những gì chúng ta hấp thụ từ việc học là để chuyển trao cho thế hệ tương lai. Có hai khuynh hướng mà chúng ta có nguy cơ đang mắc phải: tự cho mình là “thông thái” và “tính duy lý.” Việc tự cho mình là nhà “thông thái” sẽ đẩy chúng ta mất đi khả năng lắng nghe và đối thoại với người khác, đang khi tính duy lý sẽ làm cho ta mất đi “sự hiểu biết của con tim để trước hết có thể ‘xem thấy’ và sau đó có thể truyền đạt mầu nhiệm Thiên Chúa cho” tha nhân.[12]
Do đó, việc học đích thực của linh đạo Đa Minh không phải là việc thỏa mãn kiến thức để tỏ vẻ hơn người, nhưng đúng hơn chính là mang Đức Kitô vào thực tại của đời sống cộng đoàn; nơi mình được sai đến để phục vụ.[13] Đời sống học hành của người tu sĩ Đa Minh là để biến đổi thành quả tim mới: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt” (Ed 36:26). Tất cả những gì chúng ta học, đọc, và lắng nghe liệu rằng có làm cho quả tim của ta được biến đổi? Hay chúng ta đang hủy hoại nó bằng sự bạo lực, mâu thuẫn và tự buộc mình bằng quả tim chai đá? Hiến Pháp của Dòng đã nhận thấy tầm quan trọng của sự biến đổi nơi đời sống học hành khi cho rằng học chính là một hình thức khổ chế (SHC 83). Chính hình thức này giúp chúng ta tiến dần đến sự thánh thiện và thực sự là nhân bản hơn.
Việc học không chỉ dừng lại ở sự biến đổi quả tim nhưng còn là việc kiến tạo đời sống tình huynh đệ. Việc học, theo cha nguyên Tổng quyền Timothy Radcliff, chính là để chúng ta đi vào một cuộc đối thoại với anh em và với tha nhân trên con đường tìm kiếm sự thật. Do đó, việc học sẽ giúp ta biết trách nhiệm với lời mình nói. Trách nhiệm ở đây theo nghĩa điều chúng ta nói phải tương thích với sự thật, tương thích với thực tại. Chính việc trách nhiệm với lời nói sẽ giúp kiến tạo cộng đoàn, khích lệ người khác, chữa lành những vết thương, và hy sinh.[14] Thánh Phaolo đã nhắc đến điều này trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê rằng “những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Pl 4:8).
Đời sống học hành Đa Minh cũng không tách rời khỏi những thực tại trần gian. Những nhu cầu của thế giới là con người, xã hội và mục vụ. Thánh Đa Minh đã đi rao giảng vì nhu cầu của thế giới và giáo hội vào thời của ngài. Sự xuất hiện của giáo phái Albigensianism không chỉ liên quan đến những vấn đề về thần học mà còn cả những vấn đế về xã hội và mục vụ.
Do đó, yếu tố sau cùng của việc đào tạo là mục vụ. Đức Gioan Phaolo lý giải rằng việc đào tạo mục vụ không chỉ đơn thuần là đi thực tập. Đúng hơn, việc mục vụ nhắm đến diễn tả đức ái của Chúa Giêsu Kitô qua các công việc như chăm sóc bệnh nhân, người di dân, bệnh viện, giáo xứ. Chính những môi trường này, linh mục hành động nhân danh Đức Kitô, Đấng đi tới đâu cũng đều thi ân giáng phúc, và trở thành dấu chỉ hữu hình cho lòng ưu ái của Giáo hội là Mẹ và Thầy.[15] Có thể nói, mục vụ giáo xứ của anh em Đa Minh đang bị thu hẹp trong bối cảnh Việt Nam. Vì thế, việc đào tạo mục vụ không chỉ dừng lại ở các lãnh vực giáo xứ, mà còn là trong lãnh vực giáo dục và giảng thuyết. Những yếu tố này có thể xác định căn tính và sự tồn tại cho Tỉnh Dòng.
Rõ ràng, việc đào tạo trở thành trọng tâm của đời sống tu trì nhằm để kiến tạo một sứ vụ tông đồ một cách hiệu quả và hiệp nhất trong tình huynh đệ. Việc đào tạo không chỉ dừng lại trong thời gian đào tạo để lãnh tác vụ linh mục nhưng còn tiếp diễn trong suốt cuộc đời. Điều này liên quan đến vai trò của việc thường huấn. Đâu là những yếu tố chính của việc này? Tình huynh đệ, sự cộng tác, và canh tân là những yếu tố cốt lõi của thường huấn. Canh tân ở đây không mang tính trừu tượng, nhưng bằng đời sống nền tảng của người Đa Minh: cầu nguyện, học hành, vâng phục, khó nghèo, và khiết tịnh (THBH 2019, số 213). Sứ vụ tông đồ của chúng ta đặt nền trên các yếu tố này, và tất cả những yếu tố đó lại đặt nền trên một nền tảng là đức ái. Sự tiến triển trong đức ái, như thánh Tôma đã khẳng định, được biểu lộ qua tình bạn, tình huynh đệ, sự cộng tác và mục vụ.[16]
[Ninh Tú Toàn]
[1] Julie Bourbon, “Apt Instruments of Grace: Human Formation, a Key to Ministry Preparation,” In Trust 29, no. 4 (Sum 2018): 14–16
[2] Về vấn nạn này, người viết sẽ trình bày trong “Quản Trị: Vấn Đề Giáo Sĩ Trị.”
[3] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, nos. 43-57, http://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/apost_exhortations/documents/hf_jp-ii_exh_25031992_pastores-dabo-vobis.html
[4] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 43.
[5] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 43.
[6] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 43.
[7] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 43.
[8] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 43.
[9] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 46.
[10] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 46.
[11] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 51.
[12] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 51.
[13] Timothy Radcliff, “The Wellspring of Hope: Study and the Annunciation of the Good News,” in Sing a New Song (Springfield, IL.: Templegate Publishers, 1999), 66.
[14] Radcliff, “The Wellspring of Hope,” 66.
[15] John Paul II, Pastores Dabo Vobis, no. 58.
[16] ST, I-II, q. 26, a. 3.