Mácta và Maria không đối lập nhưng là tổng hợp (*)
Chúng ta quy tụ quanh bàn tiệc Thánh Thể, bàn tiệc của sự hiệp thông và tạ ơn, để ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa vì muôn vàn phúc lành mà chúng ta đã và đang nhận lãnh từ Người. Chúng ta tạ ơn Chúa vì hồng ân ơn gọi Đa Minh, vì hồng ân được là một phần của gia đình thánh Đa Minh, vì đặc ân rao giảng Lời Chúa cho thế giới. Chúng ta quy tụ tại Tultenango này, nơi mà Dòng Anh em Giảng thuyết được tái thiết ở Mexicô, nơi mà Tỉnh dòng Santiago đã thiết lập tập viện khi tỉnh dòng được tái lập vào năm 1961, sau khi bị đàn áp và giải thể sau đó vào năm 1894. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta đang đứng trên vùng đất thánh, nơi đã nuôi dưỡng những giấc mơ và hy vọng về việc canh tân sự hiện diện và rao giảng của Anh em Đa Minh ở Mexicô. Với ân sủng và gợi hứng của Chúa Thánh Thần, các nghị huynh Tổng hội, cùng với những anh chị em sẽ giúp đỡ chúng ta, sẽ nỗ lực phát triển chính những ước mơ và hy vọng về sự phát triển của Dòng cũng như về việc canh tân sứ mạng của Dòng trên toàn thế giới.
Ba năm sau khi chúng ta tổ chức Tổng hội tại Biên Hòa thực sự là một khoảng thời gian chưa từng có, không thể ngờ và không thể quên. Chỉ bảy tháng sau Tổng hội, chúng ta phải đối mặt với những thách thức không lường trước được, nhưng chúng ta đã đáp trả bằng sự sáng tạo, lòng can đảm và niềm xác tín rằng, ngay cả trong thời kỳ đại dịch, chúng ta vẫn có thể tiếp tục sứ mạng rao giảng Tin mừng.
Vào lần đầu tiên tôi tham dự một cuộc họp của Liên hiệp Bề trên Thượng cấp ở Rôma, một tu sĩ cao niên đã nói về sự “kết thúc” đã gần kề của đời sống thánh hiến như chúng ta đã biết. Ngài ấy có vẻ thực sự rất buồn và cách nói chuyện cũng thật sầu não! May mắn thay, các diễn giả sau ngài là những tu sĩ trẻ đầy nhiệt huyết: một người là linh mục dòng có thân phụ mẫu là người Nhật Bản và Tây Ban Nha, người còn lại là một nữ tu trẻ người Ấn Độ. Họ nói với chúng tôi rằng, họ hạnh phúc biết bao trong cộng đoàn thánh hiến của họ; họ không quan tâm hội dòng của họ có bao nhiêu người, tức là xét về số lượng, nhưng điều quan trọng đối với họ là chất lượng đời sống thánh hiến mà họ nếm trải.
Anh chị em thân mến, chúng ta được mời gọi sống giây phút hiện tại và đón nhận tương lai với niềm hy vọng, chứ không phải sự lạc quan. Sự lạc quan khởi đi từ việc đánh giá cẩn trọng những viễn cảnh tương lai so với các khả năng và nguồn lực của chúng ta. Khi nhìn lại bản thân mình, chúng ta nhận ra rằng mình không có đủ các nguồn lực để đáp ứng cho những thách đố to lớn của tương lai. Vì thế, nếu ai đó hỏi tôi có lạc quan về Dòng không, tôi sẽ sẵn sàng trả lời rằng: “Tôi không lạc quan một chút nào, nhưng tôi đầy hy vọng!” Niềm hy vọng dựa trên sự chắc chắn rằng, Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Đây là điều thánh Phaolô nói với các tín hữu ở Côlôxê trong bài đọc thứ hai của Chúa nhật này: “Đức Kitô ở nơi anh em, niềm hy vọng vinh quang của chúng ta.”
Tuần trước, tôi đã ký các sắc lệnh để giải thể một tu viện và sáu nhà. Đừng lo lắng, các nhà này đã không có ai ở nhiều năm rồi. Tuy nhiên, cách đây vài tuần, Dòng đã thiết lập một nhà mới được dâng hiến cho thánh Đa Minh ở Khmelnytskyi, Ukraine. Thiết lập một nhà trong một đất nước đang chiến đấu vì sự sống còn – đó là một dấu hiệu rõ ràng của lòng can đảm và Niềm Hy vọng! Đó là điều mà Anh Bruno gọi là “sự táo bạo của cái không chắc chắn”; tức là với niềm tin và hy vọng vững vàng, ngay cả cái không chắc chắn cũng có thể trở thành khả dĩ, nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta có các anh chị em ở Myanmar, những người vẫn tiếp tục là những dấu chỉ của niềm hy vọng cho những người đồng hương đang chịu áp bức. Chúng ta có các anh chị em ở Phi châu, Mỹ châu, Á châu và Âu châu, những người bằng suy tư thần học hoặc các công việc bác ái đang mang lòng thương xót của Chân lý (misericordia Veritatis) đến cho những hoàn cảnh khác nhau đang phải chịu đau khổ và áp bức. Một vài người trong số họ phải gánh chịu cái chết, như người anh em trẻ của chúng ta ở Việt Nam đã bị sát hại vào tháng Giêng năm ngoái khi đang giải tội ở một vùng xa xôi của đất nước anh. Niềm hy vọng dựa trên sự chắc chắn rằng, Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta, ngay cả trong đau khổ và cái chết. Niềm hy vọng là sự đảm bảo rằng Thiên Chúa ngự trong “các mầu nhiệm vui, thương, mừng và sáng” của cuộc đời chúng ta. O Spem miram! Thiên Chúa là NIỀM HY VỌNG lạ lùng, được hứa bởi thánh Đa Minh, là Vị Đồng hành thường xuyên của chúng ta, trong nỗ lực thánh thiện là truyền bá và vun trồng LỜI Thiên Chúa trên các mảnh đất, băng qua biển khơi, vượt ra khỏi các chân trời của tầm nhìn chúng ta. Đức Kitô ở giữa chúng ta, Đức Kitô ở trong chúng ta, Người là niềm hy vọng vinh quang của chúng ta (Cl 1,27).
Chúng ta rao giảng với đức tin, đức cậy (hy vọng) và đức mến trong thế giới ngày nay như thế nào? Câu chuyện về hai chị em Mácta và Maria trong Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta tái khám phá giá trị của đoàn sủng Đa Minh đối với Hội Thánh. Một vài vị thánh đã chỉ trích cô Mácta. Thánh Basiliô Cả đã viết rằng: “Chúa đã không chiều theo Mácta khi cô bận rộn lo nhiều việc phục vụ.” Tuy nhiên, thánh Augustinô lại bảo vệ Mácta khi nói: nếu chúng ta khiển trách Mácta vì sự phục vụ của cô, thì chẳng khác gì “cản người ta chăm sóc người túng thiếu”. Mácta và Maria trở thành biểu tượng cho sự đối lập giữa hoạt động và chiêm niệm. Nhưng cách hiểu của một người Đa Minh về câu chuyện hai cô Mácta và Maria thì không phải là sự đối lập nhưng là tổng hợp. Thánh Tôma viết: “Vì khai sáng thì tốt hơn là chỉ tỏa sáng, cho nên trao cho người khác hoa trái từ việc chiêm niệm của mình thì tốt hơn là chỉ chiêm niệm mà thôi.”
Câu chuyện về hai cô Mácta và Maria giúp chúng ta nhớ lại những gì chúng ta đã nói trong Tổng hội Biên Hòa: “Tính hiệp lực giữa đời sống và sứ vụ là cách thức làm cho căn tính Đa Minh thêm vững mạnh. Đó cũng là cách thức hữu hiệu nhất giúp làm hài hoà các chiều kích chiêm niệm và hoạt động tông đồ của Dòng. Propositum vitae mà thánh Đa Minh đã cưu mang chủ yếu nhắm phục vụ ơn cứu độ các linh hồn thông qua sứ mạng giảng thuyết vốn phát xuất từ một đời sống cầu nguyện, nghiên cứu học hành và sống chung huynh đệ.” (ACG Biên Hòa, 60)
Để khởi đầu Tổng hội này, chúng ta hãy cầu nguyện cho chặng đường mà chúng ta cùng đi với nhau sẽ đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa và đến gần nhau hơn, để bằng đời sống và sứ vụ của mình, chúng ta có thể giúp nhân loại thấy rõ hơn sự hiện diện vững bền của Đức Kitô, niềm hy vọng vinh quang của chúng ta.
【Fr. Gerard Francisco Timoner III, O.P.】
(*) Bài giảng của cha BTTQ khai mạc Tổng hội Tultenango Mehicô, ngày 17 tháng Bảy năm 2022
Ba năm sau khi chúng ta tổ chức Tổng hội tại Biên Hòa thực sự là một khoảng thời gian chưa từng có, không thể ngờ và không thể quên. Chỉ bảy tháng sau Tổng hội, chúng ta phải đối mặt với những thách thức không lường trước được, nhưng chúng ta đã đáp trả bằng sự sáng tạo, lòng can đảm và niềm xác tín rằng, ngay cả trong thời kỳ đại dịch, chúng ta vẫn có thể tiếp tục sứ mạng rao giảng Tin mừng.
Vào lần đầu tiên tôi tham dự một cuộc họp của Liên hiệp Bề trên Thượng cấp ở Rôma, một tu sĩ cao niên đã nói về sự “kết thúc” đã gần kề của đời sống thánh hiến như chúng ta đã biết. Ngài ấy có vẻ thực sự rất buồn và cách nói chuyện cũng thật sầu não! May mắn thay, các diễn giả sau ngài là những tu sĩ trẻ đầy nhiệt huyết: một người là linh mục dòng có thân phụ mẫu là người Nhật Bản và Tây Ban Nha, người còn lại là một nữ tu trẻ người Ấn Độ. Họ nói với chúng tôi rằng, họ hạnh phúc biết bao trong cộng đoàn thánh hiến của họ; họ không quan tâm hội dòng của họ có bao nhiêu người, tức là xét về số lượng, nhưng điều quan trọng đối với họ là chất lượng đời sống thánh hiến mà họ nếm trải.
Anh chị em thân mến, chúng ta được mời gọi sống giây phút hiện tại và đón nhận tương lai với niềm hy vọng, chứ không phải sự lạc quan. Sự lạc quan khởi đi từ việc đánh giá cẩn trọng những viễn cảnh tương lai so với các khả năng và nguồn lực của chúng ta. Khi nhìn lại bản thân mình, chúng ta nhận ra rằng mình không có đủ các nguồn lực để đáp ứng cho những thách đố to lớn của tương lai. Vì thế, nếu ai đó hỏi tôi có lạc quan về Dòng không, tôi sẽ sẵn sàng trả lời rằng: “Tôi không lạc quan một chút nào, nhưng tôi đầy hy vọng!” Niềm hy vọng dựa trên sự chắc chắn rằng, Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Đây là điều thánh Phaolô nói với các tín hữu ở Côlôxê trong bài đọc thứ hai của Chúa nhật này: “Đức Kitô ở nơi anh em, niềm hy vọng vinh quang của chúng ta.”
Tuần trước, tôi đã ký các sắc lệnh để giải thể một tu viện và sáu nhà. Đừng lo lắng, các nhà này đã không có ai ở nhiều năm rồi. Tuy nhiên, cách đây vài tuần, Dòng đã thiết lập một nhà mới được dâng hiến cho thánh Đa Minh ở Khmelnytskyi, Ukraine. Thiết lập một nhà trong một đất nước đang chiến đấu vì sự sống còn – đó là một dấu hiệu rõ ràng của lòng can đảm và Niềm Hy vọng! Đó là điều mà Anh Bruno gọi là “sự táo bạo của cái không chắc chắn”; tức là với niềm tin và hy vọng vững vàng, ngay cả cái không chắc chắn cũng có thể trở thành khả dĩ, nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta có các anh chị em ở Myanmar, những người vẫn tiếp tục là những dấu chỉ của niềm hy vọng cho những người đồng hương đang chịu áp bức. Chúng ta có các anh chị em ở Phi châu, Mỹ châu, Á châu và Âu châu, những người bằng suy tư thần học hoặc các công việc bác ái đang mang lòng thương xót của Chân lý (misericordia Veritatis) đến cho những hoàn cảnh khác nhau đang phải chịu đau khổ và áp bức. Một vài người trong số họ phải gánh chịu cái chết, như người anh em trẻ của chúng ta ở Việt Nam đã bị sát hại vào tháng Giêng năm ngoái khi đang giải tội ở một vùng xa xôi của đất nước anh. Niềm hy vọng dựa trên sự chắc chắn rằng, Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta, ngay cả trong đau khổ và cái chết. Niềm hy vọng là sự đảm bảo rằng Thiên Chúa ngự trong “các mầu nhiệm vui, thương, mừng và sáng” của cuộc đời chúng ta. O Spem miram! Thiên Chúa là NIỀM HY VỌNG lạ lùng, được hứa bởi thánh Đa Minh, là Vị Đồng hành thường xuyên của chúng ta, trong nỗ lực thánh thiện là truyền bá và vun trồng LỜI Thiên Chúa trên các mảnh đất, băng qua biển khơi, vượt ra khỏi các chân trời của tầm nhìn chúng ta. Đức Kitô ở giữa chúng ta, Đức Kitô ở trong chúng ta, Người là niềm hy vọng vinh quang của chúng ta (Cl 1,27).
Chúng ta rao giảng với đức tin, đức cậy (hy vọng) và đức mến trong thế giới ngày nay như thế nào? Câu chuyện về hai chị em Mácta và Maria trong Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta tái khám phá giá trị của đoàn sủng Đa Minh đối với Hội Thánh. Một vài vị thánh đã chỉ trích cô Mácta. Thánh Basiliô Cả đã viết rằng: “Chúa đã không chiều theo Mácta khi cô bận rộn lo nhiều việc phục vụ.” Tuy nhiên, thánh Augustinô lại bảo vệ Mácta khi nói: nếu chúng ta khiển trách Mácta vì sự phục vụ của cô, thì chẳng khác gì “cản người ta chăm sóc người túng thiếu”. Mácta và Maria trở thành biểu tượng cho sự đối lập giữa hoạt động và chiêm niệm. Nhưng cách hiểu của một người Đa Minh về câu chuyện hai cô Mácta và Maria thì không phải là sự đối lập nhưng là tổng hợp. Thánh Tôma viết: “Vì khai sáng thì tốt hơn là chỉ tỏa sáng, cho nên trao cho người khác hoa trái từ việc chiêm niệm của mình thì tốt hơn là chỉ chiêm niệm mà thôi.”
Câu chuyện về hai cô Mácta và Maria giúp chúng ta nhớ lại những gì chúng ta đã nói trong Tổng hội Biên Hòa: “Tính hiệp lực giữa đời sống và sứ vụ là cách thức làm cho căn tính Đa Minh thêm vững mạnh. Đó cũng là cách thức hữu hiệu nhất giúp làm hài hoà các chiều kích chiêm niệm và hoạt động tông đồ của Dòng. Propositum vitae mà thánh Đa Minh đã cưu mang chủ yếu nhắm phục vụ ơn cứu độ các linh hồn thông qua sứ mạng giảng thuyết vốn phát xuất từ một đời sống cầu nguyện, nghiên cứu học hành và sống chung huynh đệ.” (ACG Biên Hòa, 60)
Để khởi đầu Tổng hội này, chúng ta hãy cầu nguyện cho chặng đường mà chúng ta cùng đi với nhau sẽ đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa và đến gần nhau hơn, để bằng đời sống và sứ vụ của mình, chúng ta có thể giúp nhân loại thấy rõ hơn sự hiện diện vững bền của Đức Kitô, niềm hy vọng vinh quang của chúng ta.
【Fr. Gerard Francisco Timoner III, O.P.】
(*) Bài giảng của cha BTTQ khai mạc Tổng hội Tultenango Mehicô, ngày 17 tháng Bảy năm 2022