Lời giảng hoán cải chính bạn là bài giảng hay nhất! (*)
▓ Thánh Đa Minh và người chủ quán
Chúng ta quy tụ để cử hành lễ trọng kính Cha thánh Đa Minh, ánh sáng Hội Thánh và là nhà giảng thuyết ân sủng. Chúng ta quy tụ để tạ ơn Chúa vì ân sủng Người ban tặng cho Tổng hội tại Mexicô này và vì muôn vàn ân sủng mà chúng ta đã nhận lãnh từ Người.
Trong số các tước hiệu được gán cho thánh Đa Minh, tước hiệu Praedicator gratiae, “nhà giảng thuyết ân sủng” nổi bật hơn cả vì phù hợp với đoàn sủng và sứ mạng của Dòng tu do ngài sáng lập: “ân sủng giảng thuyết” và “giảng thuyết ân sủng”, tức là loan báo Thiên Chúa, Ân sủng Bất thụ tạo, Đấng ban chính mình cho nhân loại. Bằng cách vun trồng cũng như chia sẻ đoàn sủng và sứ mạng này, thánh Đa Minh đã trở thành Ánh sáng đích thực của Hội Thánh và là Thầy dạy Chân lý. Ngài là một trong số những người thánh thiện mang tin vui mà ngôn sứ Isaia ca ngợi: “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an!” (Is 52,7). Và ngài đã dâng hiến trọn cuộc đời cho việc rao giảng Tin mừng, “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, luôn luôn dạy dỗ và không bao giờ mất kiên nhẫn” (2 Tm 4,2).
Vào năm trước, nhân dịp kỷ niệm 800 năm sinh nhật trên trời của thánh Đa Minh, một người bạn thuộc Dòng Tên đang làm việc tại Trung ương Dòng ở Rôma đã hỏi tôi thế này: “Anh hy vọng điều gì cho các anh em Đa Minh ngày nay?” Tôi trả lời: “Tôi hy vọng anh em Đa Minh chúng tôi sẽ làm những điều thánh Inhaxiô Loyola đã làm!” Anh ấy tưởng tôi đang nói đùa. Nhưng tôi đã chỉ ra cho anh ấy biết rằng, đúng ba trăm năm sau khi thánh Đa Minh qua đời, thánh Inhaxiô Loyola đã đọc hạnh thánh Phanxicô và thánh Đa Minh, và rồi ngài cảm nghiệm được ân sủng hoán cải! Đó là niềm hy vọng tôi dành cho tất cả anh em Đa Minh chúng tôi, đọc lại hạnh thánh Đa Minh và canh tân ơn gọi của chúng tôi trong tư cách là những nhà giảng thuyết Ân sủng!
Khi chúng ta đọc lại hạnh thánh đấng sáng lập, tôi hy vọng chúng ta sẽ tái khám phá lời rao giảng của thánh Đa Minh đã hoán cải người ta trở về với đức tin đích thực như thế nào, lẫn kinh nghiệm gặp gỡ và đối thoại của ngài đã biến đổi ngài một cách sâu sắc ra sao. Chúng ta nhớ lại việc thánh Đa Minh đã dành cả đêm để đối thoại với người chủ quán trọ và kết quả là người này đã hoán cải. Nhưng sự kiện đó chắc hẳn đã ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định từ bỏ sự nghiệp đầy hứa hẹn trong giáo hội của ngài với tư cách là kinh sĩ nhà thờ chánh tòa Osma, và muốn được gọi là “Anh Đa Minh” (Libellus 21). Việc giảng thuyết biến đổi cả người giảng lẫn người nghe Lời Chúa. Vị giáo sư phụ trách môn giảng thuyết của tôi đã nói với chúng tôi rằng: bài giảng hay nhất mà bạn có thể đưa ra là bài giảng hoán cải bạn! Vì bạn hoàn toàn có thể chắc chắn rằng, ít nhất đã có một người được hoán cải!
Tôi tin rằng Tổng hội mà chúng ta cử hành chắc hẳn đã có tác động, hy vọng là đã hoán cải chúng ta theo những cách thức tuy khác nhau nhưng tích cực. Trong những dịp khác nhau, một vài anh em cho tôi biết họ không mặn mà đến với tổng hội này vì họ mệt mỏi, lãnh đạm, hoặc nghi ngờ những gì tổng hội có thể đạt được. Tuy nhiên, trong suốt tổng hội, một anh em cảm thấy được tiếp thêm sinh lực, một anh em cảm thấy ơn gọi Đa Minh của mình được củng cố, và một anh em cảm thấy mình đã có một cuộc tĩnh tâm hiệu quả! Những người khác hài lòng với trải nghiệm về tình huynh đệ trong tổng hội, nhưng lại cảm thấy băn khoăn khi nghĩ rằng chúng ta chưa dành đủ thời gian cho việc đối thoại, hoặc chúng ta chưa hoạt động đủ cho Dòng và cho thế giới. Tuy nhiên, cảm giác băn khoăn không phải là một điều gì xấu – nó có thể là dấu chỉ Chúa mời gọi chúng ta hoán cải sâu sắc hơn, Chúa “khiến chúng ta băn khoăn vì chúng ta mơ ước quá ít, hoặc con thuyền của chúng ta đi quá gần bờ”.
Chúng ta bế mạc Tổng hội tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Guadalupe. Đức Maria Nazareth đã trở thành một phần trong đời sống của chúng ta nhờ ba “cuộc đối thoại” ngắn nhưng quan trọng. Đầu tiên là cuộc đối thoại với thiên thần Gabriel: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu.” Và bà Maria thưa: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,26-37). Cuộc “đối thoại” này đã làm cho Đức Maria trở thành Theotokos, Thiên Chúa Thánh Mẫu. Cuộc đối thoại thứ hai diễn ra tại tiệc cưới Cana: “Con ơi, họ hết rượu rồi”. Đức Giêsu dường như lưỡng lự: “Giờ của tôi chưa đến”, nhưng cuối cùng đã chấp nhận yêu cầu của thân mẫu là người đã nói với các gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,1-11). Cuộc “đối thoại” này cho thấy rõ Đức Maria là người cầu thay nguyện giúp của chúng ta, đấng thúc giục chúng ta vâng phục Thiên Chúa, trở thành môn đệ của Người. Cuộc đối thoại thứ ba diễn ra dưới chân thập giá: “Này bà, đây là con bà” (Ga 19,26-27). Đây có vẻ là cuộc độc thoại hơn là đối thoại, vì không có phản hồi rõ ràng nào từ một người mẹ đang đau buồn. Nhưng trong sự thinh lặng của trái tim đau khổ, Đức Maria chắc hẳn đã lặp lại câu trả lời của mình với sứ thần: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Trong cuộc “đối thoại” dưới chân thập giá này, Đức Giêsu đã trao Đức Maria cho chúng ta, để người trở thành Mẫu Thân “của chúng ta”.
Cuộc đối thoại thay đổi chúng ta, mở ra chân trời hiểu biết của chúng ta. Khi những người bạn cũ, những người đã biến thành kẻ thù, bước vào cuộc đối thoại chân thành, thì họ mở ra triển vọng cho một tình bạn được phục hồi và đổi mới. Khi những người có niềm tin và tín ngưỡng khác nhau bước vào cuộc đối thoại đích thực, thì họ mở ra lối đi để hiểu biết quan điểm của nhau. Khi những người xa lạ chào đón nhau trong một cuộc đối thoại, thì họ bắt đầu nhận ra rằng, hóa ra đối phương cũng đâu quá khá biệt.
Chúng ta đến từ khắp nơi trên thế giới để cử hành sự hiệp thông với tư cách là anh em Đa Minh. Chúng ta đã cùng đi với Chúa được ba tuần. Sau cuộc quy tụ này, chúng ta sẽ lên đường trở về nhà mình. Nghe có vẻ nghịch lý nhưng ngay cả khi chúng ta chia tay và đi về những hướng khác nhau, chúng ta vẫn tiếp tục cùng đi với nhau, vì chúng ta thuộc về gia đình của thánh Đa Minh, người là ánh sáng giáo hội, là nhà giảng thuyết ân sủng (lumen ecclesiae, praedicator gratiae), và chúng ta có một mục tiêu: chiếu tỏa ánh sáng của Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, cho thế giới.
【Fr. Gerard Francisco Timoner III, O.P.】
(*) Bài chia sẻ bế mạc Tổng hội Tultenango của cha BTTQ tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ngày lễ kính thánh Đa Minh 8/8/2022.
Chúng ta quy tụ để cử hành lễ trọng kính Cha thánh Đa Minh, ánh sáng Hội Thánh và là nhà giảng thuyết ân sủng. Chúng ta quy tụ để tạ ơn Chúa vì ân sủng Người ban tặng cho Tổng hội tại Mexicô này và vì muôn vàn ân sủng mà chúng ta đã nhận lãnh từ Người.
Trong số các tước hiệu được gán cho thánh Đa Minh, tước hiệu Praedicator gratiae, “nhà giảng thuyết ân sủng” nổi bật hơn cả vì phù hợp với đoàn sủng và sứ mạng của Dòng tu do ngài sáng lập: “ân sủng giảng thuyết” và “giảng thuyết ân sủng”, tức là loan báo Thiên Chúa, Ân sủng Bất thụ tạo, Đấng ban chính mình cho nhân loại. Bằng cách vun trồng cũng như chia sẻ đoàn sủng và sứ mạng này, thánh Đa Minh đã trở thành Ánh sáng đích thực của Hội Thánh và là Thầy dạy Chân lý. Ngài là một trong số những người thánh thiện mang tin vui mà ngôn sứ Isaia ca ngợi: “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an!” (Is 52,7). Và ngài đã dâng hiến trọn cuộc đời cho việc rao giảng Tin mừng, “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, luôn luôn dạy dỗ và không bao giờ mất kiên nhẫn” (2 Tm 4,2).
Vào năm trước, nhân dịp kỷ niệm 800 năm sinh nhật trên trời của thánh Đa Minh, một người bạn thuộc Dòng Tên đang làm việc tại Trung ương Dòng ở Rôma đã hỏi tôi thế này: “Anh hy vọng điều gì cho các anh em Đa Minh ngày nay?” Tôi trả lời: “Tôi hy vọng anh em Đa Minh chúng tôi sẽ làm những điều thánh Inhaxiô Loyola đã làm!” Anh ấy tưởng tôi đang nói đùa. Nhưng tôi đã chỉ ra cho anh ấy biết rằng, đúng ba trăm năm sau khi thánh Đa Minh qua đời, thánh Inhaxiô Loyola đã đọc hạnh thánh Phanxicô và thánh Đa Minh, và rồi ngài cảm nghiệm được ân sủng hoán cải! Đó là niềm hy vọng tôi dành cho tất cả anh em Đa Minh chúng tôi, đọc lại hạnh thánh Đa Minh và canh tân ơn gọi của chúng tôi trong tư cách là những nhà giảng thuyết Ân sủng!
Khi chúng ta đọc lại hạnh thánh đấng sáng lập, tôi hy vọng chúng ta sẽ tái khám phá lời rao giảng của thánh Đa Minh đã hoán cải người ta trở về với đức tin đích thực như thế nào, lẫn kinh nghiệm gặp gỡ và đối thoại của ngài đã biến đổi ngài một cách sâu sắc ra sao. Chúng ta nhớ lại việc thánh Đa Minh đã dành cả đêm để đối thoại với người chủ quán trọ và kết quả là người này đã hoán cải. Nhưng sự kiện đó chắc hẳn đã ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định từ bỏ sự nghiệp đầy hứa hẹn trong giáo hội của ngài với tư cách là kinh sĩ nhà thờ chánh tòa Osma, và muốn được gọi là “Anh Đa Minh” (Libellus 21). Việc giảng thuyết biến đổi cả người giảng lẫn người nghe Lời Chúa. Vị giáo sư phụ trách môn giảng thuyết của tôi đã nói với chúng tôi rằng: bài giảng hay nhất mà bạn có thể đưa ra là bài giảng hoán cải bạn! Vì bạn hoàn toàn có thể chắc chắn rằng, ít nhất đã có một người được hoán cải!
Tôi tin rằng Tổng hội mà chúng ta cử hành chắc hẳn đã có tác động, hy vọng là đã hoán cải chúng ta theo những cách thức tuy khác nhau nhưng tích cực. Trong những dịp khác nhau, một vài anh em cho tôi biết họ không mặn mà đến với tổng hội này vì họ mệt mỏi, lãnh đạm, hoặc nghi ngờ những gì tổng hội có thể đạt được. Tuy nhiên, trong suốt tổng hội, một anh em cảm thấy được tiếp thêm sinh lực, một anh em cảm thấy ơn gọi Đa Minh của mình được củng cố, và một anh em cảm thấy mình đã có một cuộc tĩnh tâm hiệu quả! Những người khác hài lòng với trải nghiệm về tình huynh đệ trong tổng hội, nhưng lại cảm thấy băn khoăn khi nghĩ rằng chúng ta chưa dành đủ thời gian cho việc đối thoại, hoặc chúng ta chưa hoạt động đủ cho Dòng và cho thế giới. Tuy nhiên, cảm giác băn khoăn không phải là một điều gì xấu – nó có thể là dấu chỉ Chúa mời gọi chúng ta hoán cải sâu sắc hơn, Chúa “khiến chúng ta băn khoăn vì chúng ta mơ ước quá ít, hoặc con thuyền của chúng ta đi quá gần bờ”.
Chúng ta bế mạc Tổng hội tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Guadalupe. Đức Maria Nazareth đã trở thành một phần trong đời sống của chúng ta nhờ ba “cuộc đối thoại” ngắn nhưng quan trọng. Đầu tiên là cuộc đối thoại với thiên thần Gabriel: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ. Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu.” Và bà Maria thưa: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,26-37). Cuộc “đối thoại” này đã làm cho Đức Maria trở thành Theotokos, Thiên Chúa Thánh Mẫu. Cuộc đối thoại thứ hai diễn ra tại tiệc cưới Cana: “Con ơi, họ hết rượu rồi”. Đức Giêsu dường như lưỡng lự: “Giờ của tôi chưa đến”, nhưng cuối cùng đã chấp nhận yêu cầu của thân mẫu là người đã nói với các gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,1-11). Cuộc “đối thoại” này cho thấy rõ Đức Maria là người cầu thay nguyện giúp của chúng ta, đấng thúc giục chúng ta vâng phục Thiên Chúa, trở thành môn đệ của Người. Cuộc đối thoại thứ ba diễn ra dưới chân thập giá: “Này bà, đây là con bà” (Ga 19,26-27). Đây có vẻ là cuộc độc thoại hơn là đối thoại, vì không có phản hồi rõ ràng nào từ một người mẹ đang đau buồn. Nhưng trong sự thinh lặng của trái tim đau khổ, Đức Maria chắc hẳn đã lặp lại câu trả lời của mình với sứ thần: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Trong cuộc “đối thoại” dưới chân thập giá này, Đức Giêsu đã trao Đức Maria cho chúng ta, để người trở thành Mẫu Thân “của chúng ta”.
Cuộc đối thoại thay đổi chúng ta, mở ra chân trời hiểu biết của chúng ta. Khi những người bạn cũ, những người đã biến thành kẻ thù, bước vào cuộc đối thoại chân thành, thì họ mở ra triển vọng cho một tình bạn được phục hồi và đổi mới. Khi những người có niềm tin và tín ngưỡng khác nhau bước vào cuộc đối thoại đích thực, thì họ mở ra lối đi để hiểu biết quan điểm của nhau. Khi những người xa lạ chào đón nhau trong một cuộc đối thoại, thì họ bắt đầu nhận ra rằng, hóa ra đối phương cũng đâu quá khá biệt.
Chúng ta đến từ khắp nơi trên thế giới để cử hành sự hiệp thông với tư cách là anh em Đa Minh. Chúng ta đã cùng đi với Chúa được ba tuần. Sau cuộc quy tụ này, chúng ta sẽ lên đường trở về nhà mình. Nghe có vẻ nghịch lý nhưng ngay cả khi chúng ta chia tay và đi về những hướng khác nhau, chúng ta vẫn tiếp tục cùng đi với nhau, vì chúng ta thuộc về gia đình của thánh Đa Minh, người là ánh sáng giáo hội, là nhà giảng thuyết ân sủng (lumen ecclesiae, praedicator gratiae), và chúng ta có một mục tiêu: chiếu tỏa ánh sáng của Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, cho thế giới.
【Fr. Gerard Francisco Timoner III, O.P.】
(*) Bài chia sẻ bế mạc Tổng hội Tultenango của cha BTTQ tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ngày lễ kính thánh Đa Minh 8/8/2022.