Không phải đong đầy mà là sớt chia
Trong cuốn sách giúp những anh em Đa Minh đầu tiên trở thành những nhà giảng thuyết tài ba, cha Humbert Romanô đã tỏ ý tán thành với ông Bernard of Clairveaux (1090 – 1153), một nhà giảng thuyết danh giá thời bấy giờ.(1) Ông Bernard chẳng muốn làm việc với những ai cứ mở miệng ra là bắt đầu giảng thuyết, theo ông thì những người này không quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Họ là những người "đổ ra hết trước khi được đong đầy". Cha Humbert đã tiếp nhận lời khuyên của Bernard: người hiểu biết là người làm cho mình trở nên như cái chén và đong đầy trước hết vào đó những hiểu biết thiêng liêng. Và từ sự sung mãn hằng sống đã đón nhận, nhà giảng thuyết tuôn trào dòng nước mát ấy. Theo cha Humbert, chẳng có gì hay ho khi nhà giảng thuyết chỉ là cái máng nước chảy xối xả luôn một mạch từ đầu đến cuối. Và cũng theo cha, cách tốt nhất là cách mà sách Tân Ước trình bầy. Các môn đệ Đức Giêsu được tràn đầy Thánh Thần Chúa rồi, họ mới bắt đầu rao giảng (x. Cv 2,4).
Xem ra anh chị em không thể trao ban bao lâu anh chị em chưa có gì, ngay cả trong lãnh vực thiêng liêng. Không thể trao cho người khác những hiểu biết về tâm linh nếu anh chị em không có những kiến thức đó. Nhưng theo tôi, hình ảnh cái ống nước thích hợp với linh đạo Đa Minh mà tôi đang cố gắng trình bày ở đây chính xác hơn hình ảnh cái chén. Đó là điều tôi đang cố triển khai trong cuốn sách này. Vấn đề không phải là cứ thủ đắc cho đủ kiến thức kinh viện hay những kinh nghiệm sâu sắc rồi mới dám đi chia sẻ. Nhưng có lẽ sẽ "Đa Minh" hơn khi làm cho bản thân mình, về mặt tâm linh, trở nên trống rỗng, hoặc sẽ tốt hơn nữa nếu ý thức rằng tâm linh của chúng ta trống rỗng. Chúng ta phải ý thức chúng ta tìm kiếm tư tưởng chân lý được bao nhiêu, chúng ta tin vào lời giải thoát đến mức độ nào. Khi một tâm hồn nhận ra điều gì là cần thiết để lên tiếng, điều gì cần thiết để thực thi, điều gì là tốt cần để nắm giữ, thì tâm hồn đó sẽ làm như vậy. Máng nước không có nước lưu chảy thì chẳng bao giờ có nước mới, còn nếu khi nước lưu chảy, nó sẽ luôn nhận được nước mới. Nói rõ hơn, người không chia sẻ là những người không tập trung vào những hoàn cảnh mới mẻ, để nâng đỡ, khuyến khích người khác và cả bản thân họ nữa hầu khám phá ra một cuộc sống có ý nghĩa. Ngược lại, với những người thuyết giảng thì họ luôn buộc phải tìm kiếm những gì cần phải nói. Quả thực, giảng thuyết tự nó trở thành một lời cầu nguyện vì ngôn từ có thể được nói và hành động (đó) trở thành một lời mời gọi tự bên trong rằng phải làm điều gì để sự tự do và bình an của Triều đại Thiên Chúa được thể hiện.
Những ai gắn bó với tha nhân thì ở bên họ trước mặt Thiên Chúa cùng với lo lắng của họ. Đó cũng là ý tưởng của một câu chuyện trong truyền thống Đa Minh mà anh Jean de Mailly đã ghi lại khoảng năm 1243 với đại ý như sau:
Vì hạt giống chỉ mang lại hoa trái khi được gieo vãi, và nó sẽ vô dụng nếu mang đi cất giữ, nên cha Đa Minh đã không muốn anh em của mình ở yên một chỗ. Cha đã gọi anh em lại và sai anh em đi khắp nơi, dù con số vẫn còn rất ít ỏi.
Vấn đề không phải là chuyện trở nên một cây to lớn, mạnh mẽ, mà là chuyện phải có can đảm trở nên một hạt giống giữa bao hạt giống khác, lớn lên trong niềm tin tất cả các hạt sẽ lớn lên và cùng mang lại hoa trái. Ngôn sứ Isaia đã nói: "Các bạn sẽ vui mừng múc nước tận nguồn ơn cứu độ" (12,3). Linh đạo Đa Minh hệ tại việc sống lời hứa này.
Với những ai tuyệt đối tin tưởng vào lời hứa này và để đời mình tuỳ thuộc đó, thì lời hứa này cũng trở thành một vấn đề cá nhân khi hoa không đơm trái, hạt không sinh chồi, nảy lộc. Thánh vịnh 143 câu 6 có viết: "Hai tay cầu Chúa giơ lên, hồn con khao khát như miền đất khô". Theo truyền thống, thánh Đa Minh đã cầu nguyện theo câu thánh vịnh này một cách sốt sắng. Và lời cầu nguyện này cũng là tâm điểm trong đời sống của những ai tiếp bước theo thánh phụ. Không phải là chuyện thủ đắc cho đầy mà là chuyện sẵn sàng xả thân mình đáp ứng cơn khát của những người mà chúng ta cùng chia sớt, cho ước vọng tất cả mọi người trở nên một, và cho những gì mà chúng ta biết cần phải được thực thi, phải lên tiếng.
(1) Xc. Simon Tugwell, Early Dominicans, London, 1989; The Way of the Prechers, London 1979.
Xem ra anh chị em không thể trao ban bao lâu anh chị em chưa có gì, ngay cả trong lãnh vực thiêng liêng. Không thể trao cho người khác những hiểu biết về tâm linh nếu anh chị em không có những kiến thức đó. Nhưng theo tôi, hình ảnh cái ống nước thích hợp với linh đạo Đa Minh mà tôi đang cố gắng trình bày ở đây chính xác hơn hình ảnh cái chén. Đó là điều tôi đang cố triển khai trong cuốn sách này. Vấn đề không phải là cứ thủ đắc cho đủ kiến thức kinh viện hay những kinh nghiệm sâu sắc rồi mới dám đi chia sẻ. Nhưng có lẽ sẽ "Đa Minh" hơn khi làm cho bản thân mình, về mặt tâm linh, trở nên trống rỗng, hoặc sẽ tốt hơn nữa nếu ý thức rằng tâm linh của chúng ta trống rỗng. Chúng ta phải ý thức chúng ta tìm kiếm tư tưởng chân lý được bao nhiêu, chúng ta tin vào lời giải thoát đến mức độ nào. Khi một tâm hồn nhận ra điều gì là cần thiết để lên tiếng, điều gì cần thiết để thực thi, điều gì là tốt cần để nắm giữ, thì tâm hồn đó sẽ làm như vậy. Máng nước không có nước lưu chảy thì chẳng bao giờ có nước mới, còn nếu khi nước lưu chảy, nó sẽ luôn nhận được nước mới. Nói rõ hơn, người không chia sẻ là những người không tập trung vào những hoàn cảnh mới mẻ, để nâng đỡ, khuyến khích người khác và cả bản thân họ nữa hầu khám phá ra một cuộc sống có ý nghĩa. Ngược lại, với những người thuyết giảng thì họ luôn buộc phải tìm kiếm những gì cần phải nói. Quả thực, giảng thuyết tự nó trở thành một lời cầu nguyện vì ngôn từ có thể được nói và hành động (đó) trở thành một lời mời gọi tự bên trong rằng phải làm điều gì để sự tự do và bình an của Triều đại Thiên Chúa được thể hiện.
Những ai gắn bó với tha nhân thì ở bên họ trước mặt Thiên Chúa cùng với lo lắng của họ. Đó cũng là ý tưởng của một câu chuyện trong truyền thống Đa Minh mà anh Jean de Mailly đã ghi lại khoảng năm 1243 với đại ý như sau:
Vì hạt giống chỉ mang lại hoa trái khi được gieo vãi, và nó sẽ vô dụng nếu mang đi cất giữ, nên cha Đa Minh đã không muốn anh em của mình ở yên một chỗ. Cha đã gọi anh em lại và sai anh em đi khắp nơi, dù con số vẫn còn rất ít ỏi.
Vấn đề không phải là chuyện trở nên một cây to lớn, mạnh mẽ, mà là chuyện phải có can đảm trở nên một hạt giống giữa bao hạt giống khác, lớn lên trong niềm tin tất cả các hạt sẽ lớn lên và cùng mang lại hoa trái. Ngôn sứ Isaia đã nói: "Các bạn sẽ vui mừng múc nước tận nguồn ơn cứu độ" (12,3). Linh đạo Đa Minh hệ tại việc sống lời hứa này.
Với những ai tuyệt đối tin tưởng vào lời hứa này và để đời mình tuỳ thuộc đó, thì lời hứa này cũng trở thành một vấn đề cá nhân khi hoa không đơm trái, hạt không sinh chồi, nảy lộc. Thánh vịnh 143 câu 6 có viết: "Hai tay cầu Chúa giơ lên, hồn con khao khát như miền đất khô". Theo truyền thống, thánh Đa Minh đã cầu nguyện theo câu thánh vịnh này một cách sốt sắng. Và lời cầu nguyện này cũng là tâm điểm trong đời sống của những ai tiếp bước theo thánh phụ. Không phải là chuyện thủ đắc cho đầy mà là chuyện sẵn sàng xả thân mình đáp ứng cơn khát của những người mà chúng ta cùng chia sớt, cho ước vọng tất cả mọi người trở nên một, và cho những gì mà chúng ta biết cần phải được thực thi, phải lên tiếng.
(1) Xc. Simon Tugwell, Early Dominicans, London, 1989; The Way of the Prechers, London 1979.