▪ Chủ đề: "Hiệp thông Đa Minh: Thăng tiến Đời sống Huynh đệ Cộng đoàn"
▪ Châm ngôn: "Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung." (1Cr 12,7)

Dưới chân Thánh giá, chúng ta trở nên Gia đình của Chúa!

Khi quy tụ bên bàn tiệc Thánh Thể, bàn tiệc hiệp thông và tạ ơn, để ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa vì muôn vàn ơn lành Người đã thương ban, chúng ta còn tạ ơn Chúa về ơn gọi Đa Minh, về hồng ân được trở thành thành viên của gia đình thánh Đa Minh, về đặc sủng loan báo Lời Chúa cho thế giới.

Khi quy tụ bên bàn tiệc Thánh Thể, bàn tiệc hiệp thông và tạ ơn, để ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa vì muôn vàn ơn lành Người đã thương ban, chúng ta còn tạ ơn Chúa về ơn gọi Đa Minh, về hồng ân được trở thành thành viên của gia đình thánh Đa Minh, về đặc sủng loan báo Lời Chúa cho thế giới.

Mỗi khi bắt đầu cử hành Thánh lễ hoặc bất kỳ giờ cầu nguyện nào, chúng ta làm dấu thánh giá và nói: "Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.” Tôi tự nhủ, tại sao chúng ta kết hợp dấu thánh giá với tên của Chúa Ba Ngôi. Tôi tin rằng chúng ta kết hợp cả hai để nhắc nhở mình rằng chính Chúa Giêsu triệu tập hoặc quy tụ chúng ta cử hành mầu nhiệm Vượt qua, nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng khi chịu đóng đinh vào thập giá, Người được Chúa Cha tôn vinh nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Vâng, đó là một suy nghĩ ngoại thường: đã chịu đóng đinh mà lại được tôn vinh!

Tôi quan sát thấy người ta làm dấu thánh giá trong nhiều tình huống khác nhau: khai mạc giờ cầu nguyện, khởi sự một việc quan trọng, lúc sợ hãi, nguy hiểm, và cả trong những lúc nhận một tin vui. Ở một số nơi trên thế giới, trẻ em được dạy làm dấu thánh giá trước khi rời khỏi nhà, người tài xế làm dấu thánh giá khi xin băng qua đường, vận động viên làm dấu thánh giá trước khi bước vào đấu trường. Dấu thánh giá nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang sống dưới bóng che chở của thánh giá Chúa Giêsu. Khi làm dấu thánh giá, chúng ta xác nhận sự hiện diện của thánh giá trong cuộc sống hằng ngày.

Qua Tin mừng, Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Ai không vác thập giá mình mà theo tôi, thì không xứng đáng với tôi". Đôi khi chúng ta nghĩ răng cây thánh giá này là mọt cái gì bên ngoài giống như một chiếc ba lô mà chúng ta có thể chọn vác trên vai hoặc bỏ lại phía sau. Nhưng xin đừng quên rằng chúng ta đã nhận dấu thánh giá này trên trán khi chịu phép rửa. Như vậy, "vác lấy thập giá mình" không phải là mệnh lệnh để chúng ta nhặt lấy thánh giá mình lỡ bỏ quên đâu đó, mà là một lời nhắc nhở chúng ta trung thành với thánh giá đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội, trung thành với lời hứa khi chịu phép rửa tội là đi theo Chúa Giêsu và không hùa theo sự dữ.

Chúng ta đã nghe trong Tin Mừng: "Ai yêu cha mẹ hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy. Ai quý con trai con gái hơn Thầy, thì không xứng đáng với Thầy". Câu nói này xem ra đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh châu Á. Ai trong chúng ta lại không yêu mến cốt nhục, và thậm chí còn hy sinh cho họ. Phải chăng Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta từ bỏ gia đình của chúng ta? Cần nhớ rằng ngay dưới chân thập giá, chúng ta đã trở thành thành viên trong gia đình của Chúa, Người đã chọn Đức Mẹ là Mẫu Thân của chúng ta: "Đây là con của Bà; đây là Mẹ của anh". Dưới chân thập giá, gia đình nhỏ của chúng ta đã trở thành một phần của đại gia đình Thiên Chúa!

Sự kiện nổi bật về Phục sinh của Chúa là câu chuyện của tông đồ Tôma. Ông đã nài xin bằng chứng về Chúa Giêsu thực sự đang sống. Rốt cuộc khi Tôma được diện kiến Đấng Phục sinh, Chúa lệnh cho ông chạm vào vết thương. Tôma bèn thốt lên: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" Một linh mục đã viết: "Thế giới của chúng ta đầy rẫy những thương tích. Tôi xác tín rằng người nào bưng tai bịt mắt trước những vết thương của thế giới sẽ chẳng thể nào tuyên xưng: 'Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con'. Quả vậy, "Đức tin chỉ được thành hình và tái sinh từ những vết thương của Chúa Kitô chịu đóng đinh. Người ta chỉ chiêm ngưỡng thấy Đấng Phục Sinh và chạm vào Người từ những vết thương của nhân loại."

Những vết thương của Chúa Kitô vẫn đọng lại trong những vết thương của thế giới; một thế giới bị tổn thương bởi chiến tranh, thái độ dửng dưng, và lan tràn tin giả, v.v. Các thành viên Gia đình Đa Minh tại các quốc gia Ucraina và Myanma đang gánh chịu thảm cảnh chiến tranh. Họ chứng kiến sự chết và hủy diệt mỗi ngày xung quanh họ. Nhưng họ vẫn chọn ở lại với người dân. Họ nhìn thấy và chạm đến những vết thương của Chúa Kitô giữa những người gánh chịu hậu quả khủng khiếp của chiến tranh. Chúng ta còn có những anh chị em ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Âu, bằng suy tư thần học hoặc các hoạt động bác ái xã hội, họ đã mang lòng thương xót của Chân lý (misericordia Veritatis) đến với những hoàn cảnh đau thương và áp bức khắp nơi. Một số anh chị em chúng ta đã hy sinh tính mạng vì Tin mừng, trong đó có người anh em của chúng ta đã bị sát hại vào đầu năm 2022 đang khi cử hành bí tích Thống hối và Hòa giải.

Dù chúng ta đang ở dưới chân thập giá hay đang nhìn vào những vết thương của Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta vẫn giữ vững niềm hy vọng trong lòng. Hy vọng dựa trên nền móng vững chắc là Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, ngay cả trong đau khổ và cái chết. Hy vọng là sự đảm bảo rằng Thiên Chúa luôn ở trong "những mầu nhiệm vui, thương, mừng, sáng" của đời sống chúng ta. Ôi niềm hy vọng lạ lùng (O Spem Miram)! Thiên Chúa là NIÊM HY VỌNG tuyệt vời mà thánh Tổ phụ đã hứa chuyển cầu cho chúng ta. Thánh nhân là bạn đồng hành liên lỉ với chúng ta trong khát vọng thánh, là loan báo Lời Chúa đến tận chân trời góc biển, vượt xa tầm nhìn của chúng ta. Thánh Phaolô bảo đảm với chúng ta “Chúa Kitô ở giữa chúng ta, ở trong chúng ta, Người là niềm hy vọng vinh quang của chúng ta” (Cl 1,27).

Chúng ta biết rằng chết vì đức tin là ân sủng chỉ dành cho một số ít người, nhưng sống vì đức tin là ơn gọi của mọi tín hữu, nhất là những người lãnh nhận đặc sủng loan báo Tin Mừng. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “hãy vác thập giá mình mà theo tôi.” Ước gì chúng ta hãy nhớ đến thánh giá đã ghi trên trán và nài xin Chúa ban ân sủng giúp chúng ta sống trung tín với những lời hứa của bí tích Thánh tẩy.

Gerard Francisco Timoner III

Bài chia sẻ Tin mừng 2/7/2023, Thánh lễ Chúa Nhật XIII Thường niên năm A, tại Trung tâm Mục vụ Máctinô -Biên Hòa, nhân dịp khai mạc Khóa Học Chung của sinh viên Đa Minh vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Mới hơnCũ hơn
Chưa có bình luận
    Tham gia bình luận
    comment url