Contemplata aliis tradere
Có lẽ hơn bất kỳ nhà thần học nào khác, thánh Tôma đã cố gắng trình bày thực tại nơi chúng ta sống như là nơi Thiên Chúa hiện diện. Thánh nhân đã trình bày Thiên Chúa là Đấng mặc khải chính mình trong hiện tại, là Chúa tể vạn vật, và nhờ Người mà tất cả được tồn tại và nơi Người tất cả hướng về. Theo thánh Tôma, Thiên Chúa là Đấng mà nơi Người chúng ta sống, cử động và hiện hữu như thánh tông đồ Phaolô đã nói với người Hy Lạp trong sách Tông Đồ Công Vụ (17,28): tin tưởng là sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Nhưng rõ ràng cuối cùng, thánh Tôma chỉ rất tỉ mỉ diễn đạt hiểu biết về Thiên Chúa theo ngôn từ và khái niệm mà hầu như không đề cập đến bổn phận phải sống công bình sao cho xứng với sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Một câu của thánh Tôma mà sau này trở thành nổi tiếng trong dòng Đa Minh: "Chiếu sáng thì tốt hơn là sở hữu ánh sáng". Vì vậy, trao ban điều mình đã chiêm niệm thì hơn là chỉ chiêm niệm: majus est contemplata aliis tradere quam solum contemplari.(1) Theo thánh nhân, đời sống Đa Minh là thông truyền cho người khác những gì đã khám phá khi chiêm ngắm Thiên Chúa. Nhưng ở đây, dường như thánh Tôma chỉ cố gắng phân biệt giữa những hành động ngoại tại như làm việc bố thí, hiếu khách... và nhấn mạnh đến việc áp dụng của mỗi người vào điều mà thánh nhân gọi là "sự sung mãn của chiêm niệm". Theo thánh nhân sung mãn của chiêm niệm hệ tại việc chuyên chăm nghiên cứu Kinh Thánh, truyền thống của Giáo hội và tư tưởng của các học giả lỗi lạc. Theo thánh nhân, sự sung mãn này còn cần được thông ban cho người khác qua những bài giảng theo nghĩa hẹp hoặc qua việc giảng dạy thần học. Đó là những hành động cao cả, vì chúng thông truyền tri thức về những mầu nhiệm tối cao.
Như vậy, ở đây, thánh Tôma đã có một lỗ hổng lớn. Những vấn đề liên quan đến đời sống hằng ngày dường như không được thánh nhân xét tới: tiền bạc thánh nhân sống phải được làm ra, sách vở thánh nhân dùng phải được sản xuất, lương thực thánh nhân dùng, giường chiếu thánh nhân ngủ phải được chuẩn bị. Thánh nhân không coi mình là một người giáo dân, nhưng là một chuyên viên, người cho rằng chuyên môn của mình là quan trọng nhất. Các thần học gia, các chức sắc của Giáo Hội, các nhà khoa học và các học giả đều hành động như vậy, thế nên họ thường tạo một hố ngăn cách giữa họ với những gì xảy ra trong đời sống con người, thậm chí trong chính cuộc sống của họ. Cuối cùng thánh Tôma đã không thể nghĩ đến chuyện chuyển thông những gì người ta lãnh nhận được từ Thiên Chúa qua việc chiêm niệm – Contemplata aliis tradere - mà đúng hơn chỉ là chuyển thông những hiểu biết chuyên môn có được qua việc học hỏi.
Điều này khác hẳn với linh đạo giáo dân Đa Minh của thánh nữ Catarina. Thánh nữ đã cho rằng chiêm niệm là trở về căn phòng nội tâm của mình giữa cuộc sống thường nhật, là học biết lòng thương xót của Chúa hơn là đón nhận của ăn, sự chăm sóc từ người này rồi lại làm việc bác ái và tỏ lòng hiếu khách với những người xa lạ.
Như vậy, cố gắng tiếp rước những chị em bị lạm dụng hay những người vô gia cư có thể được coi như là một cách để hiểu biết bản thân mình trong Thiên Chúa, cũng như hiểu về Thiên Chúa nơi bản thân mình. Chúng ta có thể trở nên sự hiểu biết thực hành này khi sống những nhân đức thực hành và tiếp đón người khác lúc cần thiết. Điều này có thể diễn tả cách hiển nhiên rằng thế giới này được tạo dựng như một nơi mà mọi người có thể hiện hữu và rằng nơi nào con người khao khát, ở đó Thiên Chúa tỏ hiện chính mình. Tóm lại, linh đạo Đa Minh là chiêm ngắm Thiên Chúa và thông truyền lại cho người khác những điều đã tỏ lộ cho chúng ta. Contemplari và contemplata aliis tradere. Thực ra, hai việc này chỉ là hai mặt của một đồng tiền: hiểu biết về lòng thương xót của Thiên Chúa. Bên cạnh đó, theo tôi, một nhà thần học Đa Minh thực thụ là nhà thần học tìm ra được những ngôn từ về Thiên Chúa, Đấng đã đến bằng cách đó, nhà thần học đó nói về những ý nghĩa của cuộc sống với Thiên Chúa trong thế giới và với thế giới trong Thiên Chúa.
(1) Thomas Aquinas, Summa Theologia IIa IIae, Quaestio 188, articulus 6.
Như vậy, ở đây, thánh Tôma đã có một lỗ hổng lớn. Những vấn đề liên quan đến đời sống hằng ngày dường như không được thánh nhân xét tới: tiền bạc thánh nhân sống phải được làm ra, sách vở thánh nhân dùng phải được sản xuất, lương thực thánh nhân dùng, giường chiếu thánh nhân ngủ phải được chuẩn bị. Thánh nhân không coi mình là một người giáo dân, nhưng là một chuyên viên, người cho rằng chuyên môn của mình là quan trọng nhất. Các thần học gia, các chức sắc của Giáo Hội, các nhà khoa học và các học giả đều hành động như vậy, thế nên họ thường tạo một hố ngăn cách giữa họ với những gì xảy ra trong đời sống con người, thậm chí trong chính cuộc sống của họ. Cuối cùng thánh Tôma đã không thể nghĩ đến chuyện chuyển thông những gì người ta lãnh nhận được từ Thiên Chúa qua việc chiêm niệm – Contemplata aliis tradere - mà đúng hơn chỉ là chuyển thông những hiểu biết chuyên môn có được qua việc học hỏi.
Điều này khác hẳn với linh đạo giáo dân Đa Minh của thánh nữ Catarina. Thánh nữ đã cho rằng chiêm niệm là trở về căn phòng nội tâm của mình giữa cuộc sống thường nhật, là học biết lòng thương xót của Chúa hơn là đón nhận của ăn, sự chăm sóc từ người này rồi lại làm việc bác ái và tỏ lòng hiếu khách với những người xa lạ.
Như vậy, cố gắng tiếp rước những chị em bị lạm dụng hay những người vô gia cư có thể được coi như là một cách để hiểu biết bản thân mình trong Thiên Chúa, cũng như hiểu về Thiên Chúa nơi bản thân mình. Chúng ta có thể trở nên sự hiểu biết thực hành này khi sống những nhân đức thực hành và tiếp đón người khác lúc cần thiết. Điều này có thể diễn tả cách hiển nhiên rằng thế giới này được tạo dựng như một nơi mà mọi người có thể hiện hữu và rằng nơi nào con người khao khát, ở đó Thiên Chúa tỏ hiện chính mình. Tóm lại, linh đạo Đa Minh là chiêm ngắm Thiên Chúa và thông truyền lại cho người khác những điều đã tỏ lộ cho chúng ta. Contemplari và contemplata aliis tradere. Thực ra, hai việc này chỉ là hai mặt của một đồng tiền: hiểu biết về lòng thương xót của Thiên Chúa. Bên cạnh đó, theo tôi, một nhà thần học Đa Minh thực thụ là nhà thần học tìm ra được những ngôn từ về Thiên Chúa, Đấng đã đến bằng cách đó, nhà thần học đó nói về những ý nghĩa của cuộc sống với Thiên Chúa trong thế giới và với thế giới trong Thiên Chúa.
(1) Thomas Aquinas, Summa Theologia IIa IIae, Quaestio 188, articulus 6.