Đức Kitô, Đấng huấn luyện nhà giảng thuyết
71. Ngay từ khi khởi đầu sứ vụ rao giảng, Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ đi theo Người. Đây không phải là một sự bổ sung hay một kế hoạch ngẫu nhiên khi đứng trước cái chết, nhưng đúng hơn, đó là một phần của sứ vụ của Người ngay từ đầu. Và điều đặc biệt là Người dành biết bao thời gian và công sức để đào tạo môn đệ trở thành những nhà giảng thuyết! Người cùng sống và đi lại với họ, giải thích lời dạy của Người cho họ (cách rất kiên nhẫn, vì họ thường không hiểu), và gọi họ là bạn hữu. Người đã sai họ ra đi rao giảng sứ điệp của Người-nước trời đã gần đến- và chỉ dẫn họ cách tường tận phải ra đi thế nào (xc Mt 10:5-15). Và khi rời thế gian để lên cùng Chúa Cha, Đức Kitô đã sai các tông đồ tiếp tục việc rao giảng của Người (Ga 20:21; Mt 28:18-20), làm cho họ nên giống Người nhờ ơn của Chúa Thánh Thần (Cv 1:8, 2:1-42; Ga:21-23).
Cha thánh Đaminh của chúng ta, Đấng đã nhận mệnh lệnh từ hai vị tông đồ cả là Phêrô và Phaolô để “Ra đi và rao giảng,” đã sáng lập Dòng để thi hành sứ vụ tông đồ riêng biệt này, là rao giảng Tin mừng đến tận cùng trái đất. Điều này được cô đọng trong Hiến pháp nền tảng của chúng ta: “Khi tham gia vào sứ vụ Tông đồ, chúng ta cũng nhận lấy nếp sống của các Tông đồ, theo thể thức đã được thánh Đaminh cưu mang” (Hiến pháp nền tảng, IV). Và đó là điều hiển nhiên khi Dòng sùng kính Đức trinh nữ Maria dưới tước hiệu “Nữ vương các Tông đồ” (xc. LCO, 67 2) và gọi thánh nữ Maria Mađalêna, Tông đồ của các Tông đồ, là một trong những thánh bổn mạng của Dòng.
Và cũng như các tông đồ đầu tiên, sứ vụ giảng thuyết của chúng ta cũng đòi hỏi việc đào tạo. Giống như các tông đồ, việc đào tạo này nhằm biến chúng ta trở nên giống Thầy của mình-bởi lẽ nếu chúng ta rao giảng sứ điệp của Chúa Kitô, chúng ta cũng phải trở nên giống như Người. Giống như các tông đồ, việc đào tạo này đến từ đời sống hàng ngày với Chúa Kitô. Chính từ Người mà chúng ta phải học hỏi và trở nên những con người cầu nguyện, lánh khỏi đám đông để có thời gian tĩnh lặng với Cha trên trời, và là những con người quy tụ nhau để cầu nguyện nhân danh Người (xc Mt18:20). Từ tình yêu Chúa dành cho các môn đệ, chúng ta học hỏi để yêu thương anh chị em của mình, chăm sóc lẫn nhau, và mang gánh nặng của nhau. Chúng ta học hỏi từ Chúa Kitô bản chất của việc học hành chiêm niệm, đắm mình vào Kinh thánh đến độ nó trở thành ngôn ngữ của chúng ta. Và cũng từ Người, chúng ta học cách đón nhận thánh giá hàng ngày, từ bỏ chính mình để sống cho Thiên Chúa.
Thánh Đaminh hiểu rõ nhu cầu đào tạo này, và đã chủ ý sai các anh em tiên khởi đến các đại học. Và nay, nhu cầu đào tạo lại là chủ đề trọng tâm của Tổng hội tại Tultenango, đặc biệt với xác tín rằng mỗi anh em trong Dòng đều có quyền đón nhận nền đào tạo Đaminh cách đích thực và đầy đủ. Một nền đào tạo tốt đòi tất cả chúng ta phải thực sự đầu tư công sức và hy sinh, với cả những nhà đào tạo lẫn anh em thụ huấn. Điều đó có nghĩa là đầu tư nguồn lực, đặc biệt là thời gian quý báu và tài năng của các anh em chúng ta. Nhưng với trực giác của một tu sỹ Đaminh- điều chúng ta tìm thấy nơi việc Chúa Kitô dành thời gian của Người với các tông đồ- việc đào tạo này là một sự đầu tư cần thiết cho sứ vụ tương lai; đào tạo không phải là một sự lãng phí. Chúng ta phải chống lại cám dỗ chỉ tập trung vào những nhu cầu hiện tại mà thôi, những nhu cầu thường mạnh mẽ đến nỗi che khuất tương lai. Sứ vụ của chúng ta sẽ chỉ khởi sắc khi chúng ta sẵn sàng đầu tư cho việc đào tạo anh em mình.
Việc đào tạo này không chỉ giới hạn trong một vài năm đầu khi chúng ta vào Dòng! Để rao giảng Tin mừng, chúng ta phải được đào tạo thường xuyên, được hoán cải liên lỉ. Điều này không chỉ giới hạn vào việc thỉnh thoảng có một khóa học hay một kỳ nghỉ, dẫu là tốt đi chăng nữa. Đúng hơn, toàn bộ đời sống chúng ta –lối sống tông đồ (vita apostolica) mà chúng ta đã đón nhận qua việc tuyên khấn các lời khuyên phúc âm và đặc biệt là việc tuân theo lối sống mà thánh Đaminh đã để lại cho chúng ta- nhằm đào tạo chúng ta hàng ngày là những nhà giảng thuyết, một sự năng động mà tổng hội Biên Hòa đã gói gọn trong khái niệm “hiệp lực” (synergy). Cả sứ vụ và đời sống của chúng ta đều mang tính tông đồ, và chúng ta không thể hy vọng khởi sự sứ vụ giảng thuyết của các tông đồ nếu trước tiên chúng ta không nỗ lực sống như các ngài đã sống.
Chính lịch sử của Tultenango đã làm chứng cho tính ưu tiên của việc đào tạo vì rất nhiều các tòa nhà được dùng cho Tổng hội này cũng được dùng làm nhà tập và một trường đạo tạo tông đồ sau khi Dòng được tái lập tại Mexicô, và từ nơi đây Dòng đã phát triển. Đây mới chỉ là một chương mới nhất trong câu chuyện dài về việc đầu tư cho đào tạo tại Mexicô này. Các nhà truyền giáo đầu tiên đã đến vào những thời điểm biến động, nảy sinh từ việc giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau, những thời điểm đầy những cơ hội cho việc loan báo Tin mừng, nhưng cũng đầy những phản chứng và bất công. Trước những thách đố này, Dòng đã chỉ gửi đi những anh em có được nền đào tạo thần học tốt nhất và với nhiệt tâm tông đồ- đó thường là những anh em đã thụ huấn tại Salamanca- để khởi đầu sứ vụ này. Và dưới đôi tay của anh em, sứ vụ nơi đây đã khởi sắc.
Cha thánh Đaminh của chúng ta, Đấng đã nhận mệnh lệnh từ hai vị tông đồ cả là Phêrô và Phaolô để “Ra đi và rao giảng,” đã sáng lập Dòng để thi hành sứ vụ tông đồ riêng biệt này, là rao giảng Tin mừng đến tận cùng trái đất. Điều này được cô đọng trong Hiến pháp nền tảng của chúng ta: “Khi tham gia vào sứ vụ Tông đồ, chúng ta cũng nhận lấy nếp sống của các Tông đồ, theo thể thức đã được thánh Đaminh cưu mang” (Hiến pháp nền tảng, IV). Và đó là điều hiển nhiên khi Dòng sùng kính Đức trinh nữ Maria dưới tước hiệu “Nữ vương các Tông đồ” (xc. LCO, 67 2) và gọi thánh nữ Maria Mađalêna, Tông đồ của các Tông đồ, là một trong những thánh bổn mạng của Dòng.
Và cũng như các tông đồ đầu tiên, sứ vụ giảng thuyết của chúng ta cũng đòi hỏi việc đào tạo. Giống như các tông đồ, việc đào tạo này nhằm biến chúng ta trở nên giống Thầy của mình-bởi lẽ nếu chúng ta rao giảng sứ điệp của Chúa Kitô, chúng ta cũng phải trở nên giống như Người. Giống như các tông đồ, việc đào tạo này đến từ đời sống hàng ngày với Chúa Kitô. Chính từ Người mà chúng ta phải học hỏi và trở nên những con người cầu nguyện, lánh khỏi đám đông để có thời gian tĩnh lặng với Cha trên trời, và là những con người quy tụ nhau để cầu nguyện nhân danh Người (xc Mt18:20). Từ tình yêu Chúa dành cho các môn đệ, chúng ta học hỏi để yêu thương anh chị em của mình, chăm sóc lẫn nhau, và mang gánh nặng của nhau. Chúng ta học hỏi từ Chúa Kitô bản chất của việc học hành chiêm niệm, đắm mình vào Kinh thánh đến độ nó trở thành ngôn ngữ của chúng ta. Và cũng từ Người, chúng ta học cách đón nhận thánh giá hàng ngày, từ bỏ chính mình để sống cho Thiên Chúa.
Thánh Đaminh hiểu rõ nhu cầu đào tạo này, và đã chủ ý sai các anh em tiên khởi đến các đại học. Và nay, nhu cầu đào tạo lại là chủ đề trọng tâm của Tổng hội tại Tultenango, đặc biệt với xác tín rằng mỗi anh em trong Dòng đều có quyền đón nhận nền đào tạo Đaminh cách đích thực và đầy đủ. Một nền đào tạo tốt đòi tất cả chúng ta phải thực sự đầu tư công sức và hy sinh, với cả những nhà đào tạo lẫn anh em thụ huấn. Điều đó có nghĩa là đầu tư nguồn lực, đặc biệt là thời gian quý báu và tài năng của các anh em chúng ta. Nhưng với trực giác của một tu sỹ Đaminh- điều chúng ta tìm thấy nơi việc Chúa Kitô dành thời gian của Người với các tông đồ- việc đào tạo này là một sự đầu tư cần thiết cho sứ vụ tương lai; đào tạo không phải là một sự lãng phí. Chúng ta phải chống lại cám dỗ chỉ tập trung vào những nhu cầu hiện tại mà thôi, những nhu cầu thường mạnh mẽ đến nỗi che khuất tương lai. Sứ vụ của chúng ta sẽ chỉ khởi sắc khi chúng ta sẵn sàng đầu tư cho việc đào tạo anh em mình.
Việc đào tạo này không chỉ giới hạn trong một vài năm đầu khi chúng ta vào Dòng! Để rao giảng Tin mừng, chúng ta phải được đào tạo thường xuyên, được hoán cải liên lỉ. Điều này không chỉ giới hạn vào việc thỉnh thoảng có một khóa học hay một kỳ nghỉ, dẫu là tốt đi chăng nữa. Đúng hơn, toàn bộ đời sống chúng ta –lối sống tông đồ (vita apostolica) mà chúng ta đã đón nhận qua việc tuyên khấn các lời khuyên phúc âm và đặc biệt là việc tuân theo lối sống mà thánh Đaminh đã để lại cho chúng ta- nhằm đào tạo chúng ta hàng ngày là những nhà giảng thuyết, một sự năng động mà tổng hội Biên Hòa đã gói gọn trong khái niệm “hiệp lực” (synergy). Cả sứ vụ và đời sống của chúng ta đều mang tính tông đồ, và chúng ta không thể hy vọng khởi sự sứ vụ giảng thuyết của các tông đồ nếu trước tiên chúng ta không nỗ lực sống như các ngài đã sống.
Chính lịch sử của Tultenango đã làm chứng cho tính ưu tiên của việc đào tạo vì rất nhiều các tòa nhà được dùng cho Tổng hội này cũng được dùng làm nhà tập và một trường đạo tạo tông đồ sau khi Dòng được tái lập tại Mexicô, và từ nơi đây Dòng đã phát triển. Đây mới chỉ là một chương mới nhất trong câu chuyện dài về việc đầu tư cho đào tạo tại Mexicô này. Các nhà truyền giáo đầu tiên đã đến vào những thời điểm biến động, nảy sinh từ việc giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau, những thời điểm đầy những cơ hội cho việc loan báo Tin mừng, nhưng cũng đầy những phản chứng và bất công. Trước những thách đố này, Dòng đã chỉ gửi đi những anh em có được nền đào tạo thần học tốt nhất và với nhiệt tâm tông đồ- đó thường là những anh em đã thụ huấn tại Salamanca- để khởi đầu sứ vụ này. Và dưới đôi tay của anh em, sứ vụ nơi đây đã khởi sắc.